Mộ Tướng Quân cực bí ẩn bên đường quốc lộ ở Cam Ranh
Người nằm dưới mộ Tướng Quân ở Cam Ranh có thể là một vị tướng nổi tiếng, người theo giai thoại đã bị trọng thương do phát chém ngang cổ nhưng vẫn ngồi vững trên yên ngựa, hai tay vịn giữ không cho đầu của mình rơi xuống.
Nghi vấn về bức họa lâu đời nhất của Leonardo Da Vinci / Phát hiện 300 dấu chân khủng long tại Trung Quốc
Bên vệ đường quốc lộ 1A thuộc phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một ngôi mộ cổ rất đặc biệt.
Người dân địa phương không biết mộ này là của ai, được xây từ khi nào, chỉ biết rằng từ nhiều thập niên qua khu mộ đã được gọi là mộ Tướng Quân hay mộ Ông Tướng.
Đây là một ngôi mộ cổ có quy mô khá bề thế, được xây bằng thứ vật liệu có thể hợp chất ô dước, loại vật liệu cực bền thường được người Việt xưa dùng để xây mộ của các quan lại, quý tộc.
Trên ngôi mộ là một cây bồ đề cổ thụ có rễ cây bao trùm cả ngôi mộ.
Trong những năm gần đây ngôi mộ đã được ốp đá xung quanh và xây thêm nhiều công trình như cổng, tường bao, bình phong.
Mặt trước mộ có bàn thờ khá lớn, xung quanh có nhiều bàn thờ nhỏ. Các bàn thờ luôn có người hương khói thường xuyên.
Trong hàng thế kỷ qua, đã có nhiều tranh cãi xung quanh danh tính của người nằm dưới mộ.
Có ý kiến cho rằng chủ nhân ngôi mộ là một ông tướng người Chăm, nhưng cũng cho người khẳng định đó đó là một ông tướng triều Tây Sơn...
Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Xưa & Nay năm 2012, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Nghệ đưa ra giả thuyết người nằm dưới mộ là ông Tống Văn Khôi, một vị quan dưới triều chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777).
Theo bài viết, ông Tống Văn Khôi (có tư liệu ghi là Nguyễn Cửu Khôi) làm đến chức Thống suất Điều khiển Ngũ doanh tướng sĩ Gia Định. Năm 1775, ông giao chiến với quân Tây Sơn ở Ba Ngòi, bị thương nặng và chết tại đây. Mộ ông được lập năm 1804.
Theo giai thoại được lưu truyền, tướng Tống Văn Khôi đã bị trọng thương do phát chém ngang cổ, nhưng ông vẫn ngồi vững trên yên ngựa, hai tay vịn giữ không cho đầu của mình rơi xuống...
Sau đó, ngựa chạy đưa ông đi được một quãng thì người và ngựa đều tử nạn. Tại nơi này dân địa phương đã chôn cất cả người và ngựa và lập thành nơi thờ tự tôn nghiêm.
Cho đến nay, xung quanh ngôi mộ Tướng Quân vẫn tồn tại nhiều giai thoại đầy màu sắc kỳ bí.
Theo lời người dân địa phương, vào giai đoạn trước năm 1975, ngôi mộ là nơi chứng giám cho những lời thề độc, giao ước hoặc kết nghĩa tình huynh đệ của những kẻ sĩ, các tay giang hồ…
Nhiều trường hợp thề thốt trước mộ mà không giữ lời đã phải trả giá đắt, được người đời lưu truyền như lời răn về sự linh thiêng của khu mộ.
Một giai thoại còn cho biết, vào năm 1967-1968, nhân chuyện mở rộng đường, chính quyền địa phương lúc bấy giờ quyết định xóa sổ mộ Tướng Quân. Khi chiếc xe ủi tiến tới ngôi mộ chĩa càng về phía trước thì không hiểu sao xích xe bị đứt.
Trưa cùng ngày, đại tá thị trưởng chế độ cũ là Nguyễn Đình Tản nằm ngủ thì thấy một ông già đến báo mộng: “Sao nhà tao mà mày đem quân đến phá”. Tỉnh dậy, Tản sợ quá ra lệnh dẹp máy ủi và cho lính xây tường bao quanh lại.
Một đồn mười, mười đồn trăm nên cái sự uy linh của mả ông tướng ngày càng lan xa. Dù vậy, trong thời buổi ngày nay không có cơ sở gì để chứng minh những câu chuyện này là có thật.
Chỉ có một sự thật đang diễn ra trong thực tế, đó là mộ Tướng Quân đã trở thành địa điểm thờ cúng linh thiêng của người dân cả trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé
Cột tin quảng cáo