Một cặp cá voi sát thủ càn quét và tận diệt cả đàn cá mập trắng khổng lồ ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi
Khi mặt đất đã quá nhàm chán, loài "quái vật" này bắt đầu học tập tổ tiên của cá voi và xuống biển sinh sống / "Vua rắn" 12 mét hiện ra giữa sa mạc: giống khủng long, sinh ra cá voi
Port và Starboard là hai con cá voi sát thủ, đã và đang xé toạc lãnh thổ của những con cá mập trắng lớn ở bờ biển Nam Phi. Cặp cá voi sát thủ này được các nhà khoa học dễ dàng xác định bởi dấu hiệu đặc trưng trên vây lưng, đã thường xuyên tiếp cận một khu vực đại dương gần thị trấn Gansbaai ở quận Overberg, Western Cape, Nam Phi kể từ năm 2015. Và đó cũng là khi nỗi kinh hoàng của những con cá mập trắng bắt đầu.
Cặp đôi Port và Starboard, nỗi kinh hoàng của đàn cá mập trắng.
Những con cá mập trắng lớn từ lâu đã có thói quen tập trung quanh bờ biển Nam Phi và săn mồi trên các thuộc địa của loài hải cẩu lông Cape ở đó. Với địa thế đặc biệt của mình, Gansbaai từ lâu đã được biết đến với quần thể dày đặc của những con cá mập trắng lớn và là một địa điểm ngắm cá voi thú vị. Điểm thu hút khách du lịch chính ở đây chính là dịch vụ lặn trong lồng để nhìn ngắm ở tầm gần những con cá mập trắng khổng lồ.
Dữ liệu quan sát hàng năm cho thấy nơi đây có trung bình 9 con cá mập được phát hiện mỗi ngày, từ năm 2008 đến năm 2011. Đây là một con số rất đáng kể.
Sau đó, những con cá voi sát thủ chuyển đến.
Trong một nghiên cứu mới, được công bố trên Tạp chí Khoa học Biển Châu Phi, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu theo dõi và cảm biến trong nhiều năm và phát hiện số lượng cá mập trắng lớn đã thay đổi đáng kể tại khu vực này. Và nguyên nhân chính là những con cá voi sát thủ đã đuổi lũ cá mập đi.
Trước năm 2017, mỗi ngày tại đây có thể nhìn thấy cá mập khoảng 6 lần. Nhưng sau đó xác những con cá mập trắng trôi dạt vào dọc theo đường bờ biển ở Nam Phi, với phần bụng bị xé toạc. Tổng cộng, xác 8 con cá mập đã dạt vào bờ biển từ năm 2017 đến năm 2020.
Alison Towner đang kiểm tra xác một con cá mập trắng.
“Số lượng cá voi sát thủ xuất hiện thường xuyên ở những địa điểm này càng nhiều thì cá mập trắng lớn càng ngày càng tránh xa”, Alison Towner, nhà sinh vật học về cá mập tại Dyer Island Conservation Trust và là tác giả chính của báo cáo, cho biết.
Towner đã nghiên cứu về cá mập ngoài khơi ở Gansbaai từ lâu và cùng với các đồng nghiệp, cô đã ghi nhận sự thay đổi bất thường này về số lượng cá mập. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành mổ xác những con cá chết và phát hiện chúng đã bị tấn công bởi cá voi sát thủ, giống loài vô cùng có hứng thú với những lá gan giàu năng lượng của cá mập. Mặc dù nhóm nghiên cứu không trực tiếp chứng kiến được cuộc săn mồi nào, nhưng họ thường xuyên nhìn thấy hai kẻ nguy hiểm nhất, hai con cá voi sau đó được đặt tên là Port và Starboard.
Và những con cá mập trắng lớn đã bỏ trốn thường sẽ không trở lại khu vực này trong vài tuần hoặc vài tháng.
Một điểm thú vị trong nghiên cứu là cá mập voi da đồng, một loài cá mập lớn khác thường lui tới bờ biển Nam Phi, cũng bắt đầu di chuyển tới khi những con cá mập trắng dần biến mất. Trước đây, chúng đôi khi là con mồi của những con cá mập trắng. Nhưng loài này dường như không - hoặc chưa- sợ hãi những con cá voi sát thủ, vì vậy chúng cảm thấy vẫn đủ an toàn để đi vào khu vực Gansbaai và kiếm ăn trên quần thể hải cẩu. Tuy nhiên, Towner lưu ý rằng ngay cả những con cá mập voi da đồng cũng đang bắt đầu bị lũ cá voi sát thủ tấn công. Có vẻ như không có con cá mập nào là an toàn trong khu vực này.
Một trong những câu hỏi lớn mà các nhà nghiên cứu đang cố gắng trả lời là tại sao những con cá voi sát thủ như Port và Starboard lại đột nhiên bắt đầu đi săn những con cá mập trắng. Nhóm nghiên cứu đưa ra một số lý do, bao gồm cả sự sụt giảm về lượng thức ăn đã dần điều chỉnh phạm vi của cá voi sát thủ và cá mập, điều đã đưa chúng đến gần nhau hơn.
Và con người cũng không nằm ngoài các lý do. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng sự sụt giảm nguồn thức ăn do việc đánh bắt cá có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tổng thể số lượng cá mập trắng ở Gansbaai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ