Một đại dương chưa từng biết bị Trái Đất nuốt mất rồi nhả ra ở Mỹ
Khối đá 3,7 tỷ năm tuổi tiết lộ gì về quá khứ của Trái Đất? / Vẻ đẹp lộng lẫy của tinh vân hình bướm cách Trái Đất hàng nghìn năm ánh sáng
Theo National Geographic, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian (Mỹ), những tảng đá này từng là một phần của lớp phủ, tức lớp vật chất sâu nằm bên dưới vỏ Trái Đất, bị đem lên mặt đất thông qua quá trình kiến tạo mảng phức tạp của hành tinh.
Một nhà khoáng vật học đang kiểm tra phiến đá kỳ lạ ở Baltimore, Maryland (Mỹ), được xác định chính là mảnh đáy đại dương cổ đại - Ảnh: JOE BROWNING-HANSON
Phân tích mới cho thấy chúng có thành phần hóa học vô cùng phức tạp. Thành phần đó chỉ ra đó không chỉ là đá của lớp phủ bị trồi lên, mà trước khi trở thành đá lớp phủ, chúng đã có thời hiện diện trên mặt đất ngày nay – nhưng không phải trên núi, mà ở... dưới đáy đại dương.
Theo tiến sĩ George, nhà khoáng vật học từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Smithsonian, đó là một đại dương chưa từng được nhân loại biết tới, tồn tại khoảng hơn nửa tỉ năm trước, có chiều rộng lên tới 3.000-5.000 dặm, cắt qua khu vực nay là vùng biển phía Đông của Mỹ.
Trái Đất có một quá trình địa chất phức tạp gọi là kiến tạo mảng. Thực ra vỏ hành tinh của chúng ta không liền lạc mà tạo thành từ khoảng 15 mảnh lớn nhỏ, gọi là "mảng kiến tạo". Các mảng này không ngừng di chuyển, khiến bề mặt hành tinh với các đại dương và lục địa liên tục bị thay đổi, tất nhiên với một tốc độ rất chậm nên chúng ta không thể cảm nhận được, chỉ có thể nhận biết sơ lược qua các phép đo đạc tinh vi. Quá trình này giúp Trái Đất ổn định khí hậu và khí quyển, quan trọng với sự sống.
Trở lại nửa tỉ năm trước, chính kiến tạo mảng đã khiến Trái Đất xé nát đại dương cổ đại nói trên, nuốt những mảnh vỡ vào lòng đất, giấu sâu tận lớp phủ. Sau này, cũng kiến tạo mảng "tái chế" đá, nuốt những mảnh lục địa và đại dương khác, "nhả" một vài mảnh đại dương cổ đại này ra trên đất Mỹ.
Quá trình du ngoạn kỳ diệu này đã giúp các phiến đá mang tính chất đặc trưng của "đá lớp phủ": chứa đầy các tinh thể màu xanh lục lấp lánh của khoảng vật olivine. Riêng những tảng đá tại Baltimore còn pha thêm màu nâu vàng lốm đốm, và thi thoảng là những đốm đen. Chính phần màu sắc kỳ lạ này đã tiết lộ quá khứ đáy đại dương kỳ thú.
Trong bài công bố trên tạp chí Geophere, các tác giả đặt tên cho đại dương bí ẩn là Iapetus. Iapetus trong thần thoại Hy Lạp là một titan (người khổng lồ) sơ khai, con của thần bầu trời Uranus và đất mẹ Gaia. Giới thiên văn cũng đặt tên Iapetus cho một mặt trăng lớn của Sao Thổ, nổi tiếng với 2 bán cầu khác màu nhau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất