Một thiên thạch vừa phát nổ trên bầu trời Nhật Bản với mức năng lượng tương đương 150 tấn thuốc nổ TNT
Kiếm của người cổ đại sử dụng sắt từ thiên thạch / Vệt sáng lạ nghi là "thiên thạch bốc cháy" trên bầu trời Nhật sau động đất
Sự việc xảy ra sáng sớm hôm thứ Năm tuần trước 2/7, khi bầu trời phía trên thành phố Tokyo được thắp sáng bởi một vật thể ngoài trái đất.
Video ghi lại sự kiện cho thấy một chùm ánh sáng ngoạn mục với những vệt màu xanh lục và tía bay qua bầu trời chỉ trong vài giây vào khoảng 2h30 sáng theo giờ địa phương, trước khi nó tắt dần rồi biến mất. Đi kèm với đó là một âm thanh bùng nổ, theo một số báo cáo.
"Tôi còn nghĩ rằng một người nào đó sống ở tầng trên đã làm sập một cái kệ", một người dân địa phương cho biết, theo Japan Times.Những người khác thì chứng kiến cảnh bầu trời đột nhiên sáng lên.
Daichi Fujii, người phụ trách bảo tàng thành phố Hiratsuka ở tỉnh Kanagawa, đã chụp được ảnh quả cầu lửa bằng một camera được lắp đặt tại nhà của mình ở Hiratsuka. "Nó băng qua bầu trời ở phía bắc, từ tây sang đông", ông nói.
Theo một số trạm theo dõi siêu âm được thiết lập trên khắp thế giới và cả Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện thì đây nhiều khả năng là việc một tiểu hành tinh nhỏ đã va chạm với bầu khí quyền.
Theo một số trạm theo dõi siêu âm được thiết lập trên khắp thế giới và cả Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện thì đây nhiều khả năng là việc một tiểu hành tinh nhỏ đã va chạm với bầu khí quyền.
Tổ chức Khí tượng Quốc tế cũng báo cáo rằng một thiên thạch có thể nhìn thấy được từ một phần lớn của khu vực Kanto của Nhật Bản.
"Chúng tôi đã có thể tính toán nguồn năng lượng của tiểu hành tinh khi nó tiến vào, khoảng 150 tấn thuốc nổ TNT",bài viết trên blog của tổ chức này cho biết.
IMO ước tính tiểu hành tinh này có thể có đường kính khoảng 5 feet (1,6 mét) với khối lượng khoảng 1,6 tấn.Để so sánh, một thiên thạch phát nổ trên bầu trời nước Nga vào năm 2013 và thổi bay hàng ngàn cửa sổ ở thành phố Chelyabinsk có khả năng lớn gấp 10 đến 20 lần.
Trên thực tế, hình ảnh quả cầu lửa xuất hiện khi thiên thạch va chạm bầu khí quyền là khá phổ biến. Tuy nhiên, việc vụ va chạm đủ lớn để tạo ra tiếng nổ lại không phải chuyện dễ thấy, đặc biệt là khi nó đi qua một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc
CLIP: Cười "ngả nghiêng" với màn đấm bốc giữa người và Kangaroo