Mỹ nhân bí ẩn của Kim Dung: Ít người biết đến, dễ dàng đánh bại 4 cao thủ của Thiên hạ ngũ tuyệt
4 loại thực phẩm quen mặt bất ngờ "xuyên không" trong kiếm hiệp của Kim Dung / 5 nhân vật võ công cao nhưng bị "dìm" trong tác phẩm Kim Dung: Có người sánh ngang Tứ Tuyệt vẫn thua ê chề
Kim Dung đã sáng tác ra 14 bộ tiểu thuyết kiếm hiệp có hàng trăm nhân vật với đủ trình độ võ công. Điểm đặc biệt trong mỗi bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung là những cao thủ võ lâm thường là nhân vật phụ. Có thể kể đến như Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong, Độc Cô Cầu Bại, Vô Danh thần tăng, Đông Phương Bất Bại…
Tuy nhiên, ngoài những nhân vật phụ là nam, thế giới kiếm hiệp của Kim Dung không thiếu những nhân vật là nữ có võ công cao cường chẳng hề kém cạnh các đại cao thủ. Điển hình như vị mỹ nhân bí ẩn dưới đây, người này tuy ít được biết đến nhưng thực lực có thể dễ dàng đánh bại 4 cao thủ là Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái của Thiên hạ ngũ tuyệt. Đó là ai?
Cao thủ trong Thiên hạ ngũ tuyệt
5 đại cao thủ võ lâm của Thiên hạ ngũ tuyệt. (Ảnh: Sohu)
Trước hết, hãy cùng điểm qua về định nghĩa của Thiên hạ ngũ tuyệt. Trong truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, Hoa Sơn luận kiếm được coi là một sự kiện đặc biệt của giới võ lâm. Mục đích của kỳ Hoa Sơn luận kiếm là để xác định người có võ công cao nhất thiên hạ. Theo đó, những cao thủ có tiếng tăm nhất sẽ được mời đến núi Hoa Sơn, tỉ thí võ nghệ. Năm người mạnh nhất năm đó sẽ được gọi là Thiên hạ ngũ tuyệt. Hoa Sơn luận kiếm xảy ra theo định kỳ khoảng hơn 20 năm một lần.
Trong "Xạ điêu tam bộ khúc" của Kim Dung, có tổng cộng ba lần Hoa Sơn luận kiếm được diễn ra, nhưng chỉ có 2 lần chọn ra được cao thủ đệ nhất thiên hạ. Lần luận kiếm thứ nhất là quan trọng và nổi tiếng nhất, dường như khi nhắc đến 4 chữ Hoa Sơn luận kiếm là người ta nhắc đến kỳ luận kiếm thứ nhất. Trong cuộc luận kiếm đầu tiên, thời điểm diễn ra là trước khi Anh hùng xạ điêu bắt đầu. Sự kiện này còn có mục đích khác là chọn ra chủ nhân cho cuốn Cửu Âm Chân Kinh, một bảo vật của võ lâm.
Trong Hoa sơn luận kiếm lần thứ nhất, sự kiện này còn có mục đích khác là chọn ra chủ nhân cho cuốn Cửu Âm Chân Kinh, một bảo vật của võ lâm. (Ảnh: Sohu)
Vào thời điểm này, trên giang hồ đang tranh giành quyết liệt bí kíp võ học Cửu Âm chân kinh. Vô số cao thủ, bang phái bị cuốn vào vòng tranh đoạt, gây ra rất nhiều tổn thất. Những cao thủ võ công bậc nhất quyết định tụ họp trên đỉnh Hoa Sơn để định ra ai là người mạnh nhất. Người đó sẽ được giữ Cửu Âm chân kinh vì theo lý luận của họ, chẳng kẻ nào dám đến cướp bí kíp võ học trong tay người mạnh nhất võ lâm.
Kỳ Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất này có 6 người được mời đến tham dự kỳ luận kiếm này. 6 người này là những cao thủ số một trong võ lâm đương thời. Đó là: Vương Trùng Dương – Giáo chủ Toàn Chân giáo, Hoàng Dược Sư – Đảo chủ đảo Đào Hoa, Âu Dương Phong - Chủ nhân núi Bạch Đà, Đoàn Trí Hưng - Hoàng đế nước Đại Lý, Hồng Thất Công - Bang chủ Cái Bang, Cừu Thiên Nhận - Bang chủ Thiết Chưởng Bang. Tuy nhiên Cừu Thiên Nhận tự thấy võ công còn chưa đủ nên không đến dự. Vậy nên trên đỉnh Hoa Sơn chỉ có 5 người còn lại và đồ đệ của Vương Trùng Dương là Vương Xứ Nhất.
Kỳ Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất này có 6 cao thủ số một trong võ lâm đương thời được mời. (Ảnh: Sohu)
Theo lời kể của Chu Bá Thông, 5 người tham gia luận kiếm giữa mùa đông giá buốt. Bọn họ miệng đàm luận kiếm thuật, võ công, tay ra chiêu sử thức khắc địch chế thắng. Đánh nhau liên tục trong vòng 7 ngày 7 đêm. Nhất Đăng đại sư cho biết, 5 người giao đấu cực kỳ ác liệt, khi sức cùng lực kiệt thì uống Cửu Hoa Ngọc Lộ Hoàn của Hoàng Dược Sư để phục hồi nguyên khí, công hiệu rất lớn. Họ đều sử dụng các môn võ mạnh nhất giao đấu với nhau.
Kết quả, sau 7 ngày 7 đêm long tranh hổ đấu, Vương Trùng Dương võ công nhỉnh hơn 4 người kia, được bọn họ tôn là võ công đệ nhất thiên hạ đồng thời đoạt được Cửu Âm Chân Kinh. Bốn người còn lại võ công tương đương bất phân cao thấp. Từ đây, Thiên hạ ngũ tuyệt được định ra gồm: Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công, Trung Thần Thông Vương Trùng Dương.
Ngũ Tuyệt bao gồm năm người, chia ra chiếm giữ 5 phương vị Đông Tây Nam Bắc và Trung, thuận với ngũ hành. Trong đó Trung Thần Thông đứng ở Trung tâm, là người đứng đầu. Có thể nói 5 người này là 5 cao thủ có võ công đứng đầu giới võ lâm lúc bấy giờ.
Mỹ nhân có thực lực ngang Vương Trùng Dương
Thế nhưng, trên diễn đàn thảo luận về các cao thủ của nhà văn Kim Dung thuộc trang tin tức Sina đã xuất hiện nổ ra một cuộc tranh cãi thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo đó, tại thời điểm diễn ra kỳ Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, một mỹ nhân với võ công thượng thừa, có thể dễ dàng đánh bại Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái của Thiên hạ ngũ tuyệt.
Nữ hiệp Lâm Triều Anh – Người sáng lập ra môn phái Cổ Mộ được cho rằng có thể dễ dàng đánh bại Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái của Thiên hạ ngũ tuyệt. (Ảnh: Sohu)
Đại cao thủ này chính là nữ hiệp Lâm Triều Anh – Người sáng lập ra môn phái Cổ Mộ. Lâm Triều Anh vốn không phải là nhân vật được nhắc nhiều đến trong tiểu thuyết của Kim Dung. Bà là nhân vật xuất hiện qua lời kể của Tiểu Long Nữ và Khưu Xứ Cơ (đệ tử của Vương Trùng Dương). Qua đó, ta có thể thấy Lâm Triều Anh có võ công thuộc hàng đỉnh cao, ít xuất hiện trên giang hồ nên không có mấy người biết đến và thừa nhận tài năng của bà.
Trong lần gặp gỡ Quách Tĩnh trên núi Toàn Chân, Khưu Xứ Cơ có nói về Lâm Triều Anh qua bài thơ được khắc trên đá. Ông nói người viết trên đó là nhân vật kiệt xuất trong võ lâm, thân thế vô cùng đặc biệt, văn võ toàn tài, phiêu dật tuyệt luân, tuy không phải là thần tiên, song cũng là nhân kiệt trăm năm mới có. Khưu Xứ Cơ còn nói: "Luận về võ công, người ấy còn cao hơn cả bốn đại tông sư lúc bấy giờ còn với tổ sư Vương Trùng Dương cũng không biết ai thắng ai bại, nhưng là nữ nên không xuất đầu lộ diện, vì thế ít ai biết đến". Bốn đại tông sư mà Khưu Xứ Cơ muốn nói đấy chính là Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái trong Thiên hạ ngũ tuyệt.
Khưu Xứ Cơ, đệ tử của Vương Trùng Dương từng công nhận võ công của bà võ công thuộc hàng đỉnh cao, ít xuất hiện trên giang hồ nên không có mấy người biết đến và thừa nhận tài năng của bà. (Ảnh: Sohu)
Quả thực, Lâm Triều Anh là một cao thủ có thực lực sánh ngang với Vương Trùng Dương. Hai người từng đấu mãi vẫn không phân thắng bại. Sau đó, Lâm Triều Anh tự lập môn hộ, sống trong cổ mộ và nghiền ngẫm sáng chế cách khắc chế môn võ công mà Vương Trùng Dương khắc họa trong mộ. Bà đã tạo ra môn võ công là Ngọc nữ tâm kinh.
Sau khi bà qua đời, Vương Trùng Dương có đến ngôi cổ mộ và thấy Ngọc nữ tâm kinh được Lâm Triều Anh khắc trên tường vô cùng tinh vi ảo diệu liền tìm cách hóa giải nhưng không được. Mãi tới khi Vương Trùng Dương chiến thắng kỳ Luận kiếm và sở hữu Cửu âm chân kinh, ông mới dựa vào bí kíp đó mới nghĩ ra cách hóa giải Ngọc nữ tâm kinh. Vương Trùng Dương cho rằng, Ngọc nữ tâm kinh là do Lâm Triều Anh tự sáng tạo ra, còn mình thì phải dựa vào di thư của người khác, so ra kém bà một bậc.
Lâm Triều Anh là một cao thủ có thực lực sánh ngang với Vương Trùng Dương. (Ảnh: Sohu)
Qua đây, có thể thấy, mỹ nhân Lâm Triều Anh thực sự có thể sánh ngang thực lực của Vương Trùng Dương và bà cũng dễ dàng đánh bại 4 nhân vật còn lại trong Thiên hạ ngũ tuyệt.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Thông tin chiếc ly gần 900 tỷ đồng: Sản phẩm thời nhà Minh, kiệt tác của lịch sử gốm sứ Trung Quốc