Khám phá

Mỹ từng muốn mua lại vùng Kamchatka của Liên Xô với giá bao nhiêu?

Hẳn nhiều người đã biết Nga từng bán Alaska cho Mỹ. Tuy nhiên, năm 1920 chuyện tương tự suýt nữa cũng xảy ra với bán đảo Kamchatka của Liên Xô. Sự thực, Lenin đã từ chối bán vùng đất này, nhưng đồng ý cho thuê với thời hạn 60 năm. Mặc dù vậy, hợp đồng đã không thành do lỗi của phía Mỹ.

Chiến dịch của công binh Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại / Do đâu “Hắc Tướng quân”, “Điệp viên 007” của Liên Xô được thưởng 86 huân huy chương?

Triệu phú giả danh

Mùa thu năm 1920, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, triệu phú nổi tiếng Frank Arthur Vanderlip có chuyến thăm Moskva. Ông ta được tiếp kiến lãnh tụ Liên Xô Vladimir Ilyich Lenin. Đáng chú ý, trong cuốn sách của mình với nhan đề “Chúng tôi là người lạc quan: Những cuộc gặp của V.I. Lenin với các nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, nhà báo và giới doanh nhân nước ngoài”, tác giả Mikhail Trush cho biết, vị chuyên gia tài chính Mỹ khá giỏi tiếng Nga. Tuy nhiên, khi Lenin đưa ra một câu hỏi liên quan, thì người này ấp úng nói về chuyến đi của mình đến vùng Siberia, trong khi lờ đi chuyện tìm kiếm “Vành đai vàng”.

Vấn đề ở chỗ, theo lời khẳng định của tác giả cuốn sách “Vàng nước Nga” Vladlen Sirotkin, thì nhân vật Vanderlip này, người bất ngờ xuất hiện tại nước Nga Xô viết, hoàn toàn không giống một triệu phú, ngoại trừ cái họ Vanderlip của ông ta.

Có một người khác cũng mang họ Vanderlip, nhưng tên là Washington, làm kỹ sư mỏ và đương nhiên không thể có những khoản vốn lớn. Dĩ nhiên V.I. Lenin có nghi ngờ một điều gì đó, nên đã viết: “…cơ quan phản gián của chúng tôi trong Ủy ban đặc biệt toàn quốc rất tiếc là đã không lấy thêm các bang miền Bắc nước Mỹ, chúng tôi hiện cũng không có gia phả dòng họ Vanderlip”. Dẫu sao, theo tác giả Vladlen Sirotkin, lãnh tụ Lenin và những cộng sự của mình vẫn xử sự một cách đàng hoàng với triệu phú giả danh này.

Bán đảo Kamchatka. Nguồn: russian7.ru.


Những đề xuất của người Mỹ

Sở dĩ vị khách người Mỹ này được tiếp đón như vậy là vì ông ta có mang theo bức thư gửi cho Hội đồng Dân ủy với nội dung “đáng quan tâm”. Nội dung này còn được trích dẫn trong tập 42 của “V.I. Lenin toàn tập”. Trong thư, Vanderlip đã viết về sức mạnh của nước Mỹ và sức mạnh này đang bị Nhật Bản gây cản trở.

Vị khách triệu phú cho biết rằng, do cuộc chiến tranh không tránh khỏi với đất nước Mặt trời mọc, nên trong tương lai nước Mỹ sẽ cần có nhiều nguồn dầu mỏ. Vì vậy, Vanderlip đã đề nghị Liên Xô bán cho Hoa Kỳ vùng Kamchatka với giá 20 triệu đô la. Khi đó, lợi nhuận ông ta dự kiến thu được từ việc mua bán đảo này là khoảng 3 tỷ đô la.

Nhưng Washington Vanderlip hứa trao cho Nga không chỉ khoản tiền thù lao. Trong cuốn sách “Nước Nga Xô viết và Hoa Kỳ (1917-1920)” của mình, nữ tác giả Lyudmila Gvishiani Kosygina có viết, Vanderlip dường như đã nhận được lời khuyên từ Tổng thống tương lai của nước Mỹ khi đó là Warren Harding, người mà ông ta tin chắc sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

Hơn nữa, “vị khách triệu phú” còn ám chỉ đến việc đứng sau ủng hộ ông ta là toàn bộ đảng viên Đảng cộng hòa, vì vậy ông ta cam kết với V.I. Lenin sẽ công nhận Liên Xô về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, Vanderlip lại tuyên bố rằng, “sẽ không nhiệt tình” nếu Nga từ chối bán Kamchatka.

 

Bản hợp đồng không thành

Tuy vậy, trong cuốn “Stalin” của mình, tác giả Marat Akhmetov chỉ ra rằng, vào cuối tháng 10/1920, Washington Vanderlip rời Liên Xô về nước mang theo bản dự thảo hợp đồng nhượng địa. Theo đó, Kamchatka dự kiến sẽ cho Mỹ thuê trong 60 năm cùng được quyền đánh bắt thủy hải sản, thăm dò và khai thác dầu mỏ và than đá tại đây.

Ngoài ra, theo dự thảo hợp đồng, người Mỹ có thể đặt tại Kamchatka một quân cảng. Đáng chú ý, lúc đó Kamchatka thuộc Cộng hòa Viễn Đông, nhưng do thỏa thuận ký kết tháng 12/1920, nên bán đảo này đã được chuyển từ Cộng hòa Viễn Đông sang sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga.

Vậy nên, mọi “nỗ lực” của Liên Xô nhằm “điều chỉnh quan hệ Xô-Mỹ” đã trở nên vô ích. Trong cuốn “Những người Bolshevik” của tác giả Adam Ulam khẳng định, chẳng những nhân vật Vanderlip là “triệu phú giả danh”, mà nước Mỹ lúc đó tuyệt nhiên không có ý định chiến tranh với Nhật Bản, cũng như không có kế hoạch mua lại vùng Kamchatka của Nga. Kỹ sư mỏ này có trình dự thảo hợp đồng cho chính phủ Mỹ và những nhà tài chính có ảnh hưởng, nhưng ý tưởng này của ông ta chẳng ai quan tâm đến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm