Nằm mơ được tặng 500 con dê, Tể tướng Đường triều không thể ngờ đó là điềm báo trước cái chết
Nữ nhân 'mắc kẹt' cả đời ở chốn thâm cung: 6 tuổi nhập cung làm Hoàng hậu, 15 tuổi trở thành Thái hậu và trải qua 4 đời Hoàng đế / 2 bà cháu cùng gả cho Hoàng đế Càn Long: Người trở thành Hoàng hậu trong khi cháu gái lại cô độc cả đời ở chốn thâm cung
"Độc thượng cao lầu vọng Đế Kinh, điểu phi ưu thi bán niên trình"
Dịch nghĩa:
"Một mình lên lầu đứng ngóng về kinh đô,
Nơi chim bay cũng phải nửa năm mới tới."
Đó là những câu thơ trong tác phẩm "Đăng Nhai Châu thành tác" của Tể tướng Đường triều Lý Đức Dụ.
Vũ Tông trung hưng chi trị
Đường Vũ Tông là Hoàng đế có tiếng thời hậu Đường, bởi vì ông có hai công lao lớn.
Công lao thứ nhất là ở mức độ nào đó đã áp chế được loạn phiên trấn, công lao thứ hai là tiêu diệt Phật giáo trên quy mô lớn, giúp thúc đẩy kinh tế thời Đường hồi phục và phát triển, mà những công lao kể trên đều không thể không kể đến sự giúp sức của một người, đó chính là Lý Đức Dụ.
Sau loạn An Sử, tình trạng phiên trấn cát cứ thời Đường đã vượt ra khỏi tầm khống chế của trung ương, đe dọa nghiêm trọng đến sự thống trị của vương triều họ Lý. Sau khi Đường Vũ Tông lên ngôi, nhờ có sự giúp đỡ của Lý Đức Dụ, đã giúp vua ổn định lại chính quyền trung ương, đồng thời hạn chế một phần nào đó tình trạng loạn phiên trấn bấy giờ.
Về chuyện diệt Phật giáo, nguyên nhân là vì bấy giờ sự phát triển của Phật giáo đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của tầng lớp địa chủ phong kiến, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Tranh minh họa.
Với tư cách là người đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến, theo lời kiến nghị của Lý Đức Dụ, Đường Vũ Tông đã phát động phong trào đẩy lùi Phật giáo, hạ lệnh phá bỏ các chùa miếu Phật giáo trong nước, đem tượng Phật bằng vàng trong chùa miếu sung công quỹ, nấu chảy, đúc thành tiền vàng lưu hành trên thị trường.
Tôn giáo là hệ tư tưởng chủ nghĩa duy tâm, xét trên góc độ nào đó, tôn giáo giúp ổn định lòng dân, đặc biệt là với Phật giáo, luôn đề cao việc "chịu đựng, nhẫn nhịn đau khổ", bởi vậy đối với các vị vua nhà Đường, Phật giáo có vị trí rất cao.
Nhưng đến thời vua Đường Vũ Tông, sự phát triển của Phật giáo đã đạt đến trình độ mà chính quyền trung ương không thể khống chế được, trở thành nơi quy tụ tài vật quốc gia nhưng lại không phải đóng góp thuế cho triều đình, hơn thế, còn chiếm đoạt đất công trên quy mô lớn, phá hoại nền móng thống trị phong kiến, cho nên việc kiểm soát và đẩy lùi Phật giáo là điều tất yếu cần làm.
Tể tướng Lý Đức Dụ
Những việc làm này của Đường Vũ Tông đều là kết quả sau khi thảo luận, bàn bạc cùng với các vị đại thần trong triều, mà người đứng đầu các vị đại thần chính là người dưới một người, trên vạn người – Tể tướng Lý Đức Dụ.
Có nhà sử học từng nói, nếu như Đường Vũ Tông sống thêm 10 đến 20 năm nữa thì Lý Đức Dụ chắc chắn sẽ trở thành vị Tể tướng lưu danh sử sách. Vậy, nhân vật Lý Đức Dụ này có lai lịch ra sao? Tại sao ông lại được người đời sau đánh giá cao như vậy? Tại sao cuộc đời ông lại gắn bó mật thiết với Đường Vũ Tông?
Tranh minh họa.
Lý Đức Dụ sinh ra trong một gia đình quan viên dưới thời vua Đường Hiến Tông. Cha ông là Lý Cát Phủ được vua Hiến Tông trọng dụng, giữ chức Thừa tướng Đại Đường.
Lớn lên trong gia đình như vậy cho nên Lý Đức Dụ đã sớm hiểu rõ đạo lý tồn tại chốn quan trường, lại có sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha, Lý Đức Dụ tuổi trẻ đã thành danh, được mọi người đánh giá rất cao.
Lý Cát Phủ tất nhiên mong muốn con trai sẽ tiếp nối vị trí của mình, nhưng ông cũng không muốn bị người đời chế nhạo, cho rằng con trai mình có thể vẫy vùng tự do chốn quan trường là nhờ vào mối quan hệ với mình, cho nên ông đã sắp xếp cho Lý Đức Dụ một chức quan ở phiên trấn địa phương, tránh xa cục diện chính trị phức tạp ở trung ương.
Công nguyên năm 840, Đường Vũ Tông kế vị, nội bộ chính trị triều đình nhà Đường đã xảy ra một trận thay đổi lớn.
Vũ Tông muốn xây dựng thế lực của riêng mình, đã sớm nghe danh con trai Lý Cát Phủ là Lý Đức Dụ tuổi trẻ anh tài, quản lý khu vực mình cai quản có nề nếp, trật tự cho nên đã trực tiếp gọi ông về kinh, nhậm chức Thừa tướng. Nhờ có sự ủng hộ của tân Hoàng đế, Lý Đức Dụ đã kế thừa vị trí Thừa tướng của cha mình.
Sau này, dưới sự phối hợp ăn ý của quân thần hai người, vương triều nhà Đường ngày một khôi phục, phát triển lại. Đáng tiếc là, cảnh đẹp lại chẳng bền lâu, vì Đường Vũ Tông thường xuyên sử dụng đan dược, sức khỏe suy yếu, chỉ mới 33 tuổi đã rời xa nhân thế.
Việc này khiến Lý Đức Dụ mất đi chỗ dựa trong triều. Sau khi Vũ Tông băng hà, Tuyên Tông được hoạn quan Mã Nguyên Chí phò trợ lên ngôi. Tân Hoàng Đường Tuyên Tông bất hòa với Vũ Tông, cho nên sau khi đăng cơ ông tất nhiên sẽ thanh lý các trọng thần dưới thời Đường Vũ Tông, và Lý Đức Dụ chính là nhân vật đầu tiên chịu hậu quả.
Tượng Tể tướng Lý Đức Dụ.
Sau khi Tuyên Tông đăng cơ không bao lâu, ông đã điều Lý Đức Dụ đến Nhai Châu, cũng tức là địa phận đảo Hải Nam ngày nay. Việc này chính là để tuyên bố rằng từ nay trở đi, con đường làm quan của Lý Đức Dụ ở trung ương đã chấm dứt.
Lý Đức Dụ vô cùng uất hận, cho nên chúng ta mới có bài thơ "Đăng Nhai Châu thành tác" ở phần mở đầu, bài thơ này được sáng tác khi ông muốn trút bỏ tâm trạng uất ức của bản thân khi ấy.
10.000 con dê
Thực tế, trước khi bị điều đến Nhai Châu, Lý Đức Dụ còn có một điển cố về chuyện ăn vạn con dê.
Theo đó, ông từng nằm mơ một giấc mơ kỳ lạ, ông mơ thấy trên sườn núi có một người chăn dê chăn đàn dê 500 con, người chăn dê còn bảo ông rằng, đàn dê này nuôi để Thừa tướng đương triều ăn. Bởi vì giấc mơ quá mức kỳ lạ cho nên khi tỉnh dậy ông vẫn nhớ rất rõ.
Mà sau khi Tuyên Tông kế vị, có một lần khi Lý Đức Dụ đang đi dạo trên đường thì gặp một lão tăng, vị lão tăng ấy nói với Lý Đức Dụ, số mệnh ngài định trước phải ăn 10.000 con dê, lúc ấy cũng tức là nói ngày chết của ngài đã tới, tính đến nay chỉ còn thiếu 500 con nữa.
Lời nói của lão tăng khiến Lý Đức Dụ nhớ lại giấc mơ kỳ lạ của mình, ông kể lại giấc mơ cho lão tăng nghe. Sau đó, lão tăng nói với Lý Đức Dụ rằng, chẳng bao lâu nữa ngài sẽ bị phạt đi đến nơi phía Nam xa xôi, ở nơi đó ngài sẽ có 500 con dê còn lại.
Lý Đức Dụ vô cùng kinh ngạc với chuyện này, sau khi về nhà ông mất ngủ suốt mấy ngày liền.
Quả đúng như lời nói, chẳng bao lâu sau, Lý Đức Dụ đã bị điều đến đảo Hải Nam, sau đó nửa tháng, một vị Tiết độ sứ đem tặng ông một đàn dê 500 con.
Lý Đức Dụ vô cùng sợ hãi, ông nghĩ rằng ngày chết của mình đã đến, cho nên đi khắp nơi tìm kiếm, sau tìm được lão tăng kia. Lão tăng nói, 500 con dê này đã tặng đến cho ngài, cũng tức là đã thuộc về ngài, chuyện đã định sẵn trong đời thì không cách nào thay đổi được.
Sau này, Lý Đức Dụ cũng chẳng thể quay về trung ương làm quan, mà mắc bệnh chết trên đảo Hải Nam.
Người đời sau thường dùng câu chuyện Lý Đức Dụ ăn vạn con dê để ví với những chuyện đã định sẵn không thể thay đổi trong cuộc đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo