Khám phá

Nam Tư đã cho Mỹ “mượn” Yak-23 của Liên Xô để nghiên cứu?

CIA đã soạn thảo và thực hiện chiến dịch cướp máy bay Yak-23 của Liên Xô, nhưng kết quả không được như kỳ vọng.

Ảnh màu đẹp về các anh hùng Liên Xô thời Thế chiến 2 / Thông tin thú vị về danh hiệu Anh hùng Liên Xô

Chiến dịch “Dự án Alpha”

Trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, Không quân Liên Xô, đặc biệt là máy bay chiến đấu phản lực Yak-23 đã thu hút sự chú ý của Mỹ. Nhiều hồ sơ về các sự kiện của những năm 1950 vẫn chưa được giải mật, vì vậy có rất ít thông tin. Một trong những người đầu tiên viết về bí mật “Dự án Alpha” được giấu kín một thời gian dài cho tạp chí “Planeta” là sử gia hàng không - Giáo sư Chedomira Janic.

Đầu những năm 1950, một số máy bay Yak-23 đã được biên chế cho Không quân các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa là Hungary, Romania, Bulgaria và Ba Lan. Ý thức được sự bất khả thi của việc cướp máy bay từ Liên Xô và khó khăn trong việc “khai thác” thông tin trên bầu trời Triều Tiên, và để giảm thiểu hậu quả căng thẳng quốc tế, Cục Tình báo Trung ương (CIA) và Không quân Mỹ đã quyết định hành động thông qua bàn tay kẻ khác - các nước Đông Âu.

nam tu da cho my "muon" yak-23 cua lien xo de nghien cuu? hinh 1
Chiếc Yak-23 của Romania tại sân bay Nam Tư; Nguồn: fishki.net.

Theo hai trang fishki.net và spetsialny.livejournal.com, trong một thời gian, công việc được CIA triển khai để tìm kiếm những người đào thoát có lòng tham, tốt nhất là độc thân và có ý thức chống cộng… từ các nước xã hội chủ nghĩa. Một người với những tiêu chí như vậy đã được tìm thấy - đó là phi công người Romania Mihai Dyakoanu. Ngày 24/6/1953, viên phi công này rời không phận Rumani trên chiếc Yak-23 trong một chuyến bay tuần tiễu thường nhật và hạ cánh xuống Nam Tư.

Vào giữa những năm 1990 Không quân Mỹ đã giải mật một số tài liệu liên quan đến chiến dịch này, nhưng vẫn giấu tên các nước Balkan có liên quan. CIA, mặc dù đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng vẫn từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào, kể cả thực tế có một chiến dịch như vậy.

Tuy nhiên, theo trang airwar.ru, một đặc vụ làm việc tại một quốc gia tạm gọi là “Balkan số 1” biết được rằng, chiếc Yak-23 đã được tháo rời và đóng gói sẽ được vận chuyển bằng tàu hỏa qua nước này đến quốc gia “Balkan số 2”. Sau đó, mọi việc đã được dàn xếp theo cách mà Mỹ nhận được chiếc máy bay Yak-23 từ quốc gia “Balkan số 1”, bay thử nó và sau khi khám phá tất cả các thông tin cần thiết, đã trả nó lại cho quốc gia “Balkan số 1” để chuyển cho quốc gia “Balkan số 2”.

Theo trang fishki.net, người ta biết rất ít về số phận của viên phi công - y được đại diện của CIA đưa về Mỹ, nơi anh ta nhận được một cái tên mới. Còn theo trang spetsialny.livejournal.com, chuyến bay của viên phi công Romania tới Nam Tư chỉ được công chúng biết đến 35 năm sau đó. Năm 1956, Nam Tư trả Yak lại cho Romania, và Mihai Dyakoanu sống ở Belgrade ít nhất cho đến giữa những năm 1990.

nam tu da cho my "muon" yak-23 cua lien xo de nghien cuu? hinh 2
Nhà lãnh đạo Nam Tư Tito thị sát chiếc Yak-23; Nguồn: fishki.net.

Tại Nam Tư, chiếc Yak-23 đã được gửi đến một trong những cơ sở thử nghiệm - nơi tất cả các dấu hiệu nhận dạng đã được xóa bỏ. Toàn bộ các thử nghiệm bao gồm 21 chuyến bay với tổng thời gian 9 giờ và có sự tham gia của 3 phi công Nam Tư đã được thực hiện. Thông tin đến tai CIA, người Mỹ yêu cầu Belgrade chuyển chiếc Yak nọ cho họ.

 

Yak-23 với những ngôi sao Mỹ trên đôi cánh

Thực tế là cuối những năm 1940, trong nội bộ các nước xã hội chủ nghãi đã có những rạn nứt lớn. Các bất đồng đã buộc Stalin phải cắt đứt quan hệ với Nam Tư và ngừng hỗ trợ hậu cần cho nước này vào năm 1948. Vào thập kỷ 1950, nhà lãnh đạo Nam Tư Josip Broz Tito cố gắng "xây dựng" chủ nghĩa cộng sản của riêng mình, độc lập với Moscow. Tito tin rằng việc cứu rỗi chế độ của mình phụ thuộc vào sự hỗ trợ của phương Tây, bao gồm cả từ Washington. Về phía mình, người Mỹ hiểu rằng chính sách như vậy sẽ chia rẽ khối cộng sản, giúp giải quyết "vấn đề đỏ" mà thành viên NATO là Hy Lạp đang phải đối mặt.

Năm 1949, phương Tây bắt đầu hỗ trợ kinh tế hạn chế cho Belgrade. Hai năm sau, Mỹ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Tito. Một số nguồn tin không chính thức cho rằng các quân nhân Mỹ được cử đến Nam Tư vào đầu những năm 1950 và giúp cải tổ Lực lượng Không quân. Tháng 10/1953, cơ hội để Nam Tư cung cấp cho Mỹ một máy bay chiến đấu của Liên Xô (dù chỉ trong một thời gian ngắn) giống như một loại xi măng tuyệt vời để gắn kết quan hệ giữa hai nước, đã đến.

Các cuộc đàm phán về việc chuyển cho Mỹ chiếc máy bay Yak-53 bắt đầu. Điều kiện Nam Tư đưa ra là Mỹ cung cấp cho Nam Tư các máy bay mới nhất T-33, F-84 và F-86 do Mỹ sản xuất. Một thỏa thuận đã đạt được, và chiếc máy bay chiến đấu được tháo rời lên đường vượt đại dương. Các nhà chức trách Nam Tư không biết rằng, trước đó vài tuần, Mỹ cũng đã tiếp cận được máy bay tiêm kích MiG-15 do Liên Xô sản xuất.

nam tu da cho my "muon" yak-23 cua lien xo de nghien cuu? hinh 3
Chiếc Yak-23 được sơn phù hiệu Mỹ trong khi thử nghiệm; Nguồn: fishki.net.

Kum Sok No - một Trung úy 21 tuổi của Không quân Triều Tiên - đã đưa chiếc MiG đó đến căn cứ không quân Kimpo của Hàn Quốc gần Seoul. Yak-23 thua kém đáng kể so với MiG-15 - máy bay chiến đấu chủ lực của Liên Xô vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nó là loại máy bay chiến đấu tương đối mới được phục vụ tại một số quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw, do đó, Mỹ không muốn bỏ lỡ cơ hội nghiên cứu kỹ hơn về vũ khí của kẻ thù tiềm tàng.

 

Ở Mỹ, Yak-23 được lắp ráp, sơn bằng các biểu tượng của Không quân Mỹ và được thử nghiệm. Những người tò mò được giải thích chiếc máy bay thí nghiệm Bell X-5 đang được thử nghiệm ở đây. Yak-23 ở Liên Xô không được coi là máy bay thành công nhất. Đó là lý do tại sao máy bay được chuyển cho quốc gia vệ tinh của Liên Xô ở Đông Âu - không xa biên giới với Nam Tư. Sau khi thử nghiệm, Yak-23 không tạo được nhiều ấn tượng đối với các chuyên gia; người Mỹ đã tháo rời máy bay và trả lại về Nam Tư vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, trên một chiếc C-124.

Nam Tư tuyên bố về phi công đào thoát Rumani trong chương trình Thời sự, người Rumani im lặng. Còn tại Liên Xô, người ta cũng giả vờ như không hề có chuyện gì xảy ra, vì kể từ năm 1951, sau khi chuyển cho Rumani, chiếc máy bay với các tính năng không thật xuất sắc đó đã không còn nằm trong biên chế của họ. Người Nam Tư đã trục lợi nhiều nhất trong phi vụ này - vừa được thử nghiệm máy bay Liên Xô vừa có được hợp đồng cung cấp máy bay tiên tiến của Mỹ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm