NASA chụp được nơi kỳ lạ ở Sao Hỏa: Vùng sự sống?
Khám phá hộp sọ người ngoài hành tinh và chiếc cặp bí ẩn / Nguyên nhân khiến sao Kim bị coi là hành tinh quái dị
NASA cho biết hình ảnh đã được vệ tinh HiRISE chụp được khi đang bay phía trên Danielson Crater, một miệng hố đầy thú vị về mặt địa chất.
Tuy cảnh quan thật không mang màu xanh đẹp mắt như hình ảnh đã được chỉnh màu cho rõ bởi NASA, nhưng có thể thấy rõ sự xếp nếp kỳ ảo của các lớp trầm tích cách nhau khá đồng đều, với các mức độ ăn mòn khác nhau.
Cảnh quan thú vị trong bức ảnh NASA vừa công bố - Ảnh: NASA
Sự đồng đều giữa các lớp này - dù nằm cách nhau - cho thấy chúng không thể được tạo ra bởi các quá trình ngầu nhiên như các sự kiện và chạm. Thay vào đó, một thứ gì mang tính chu kỳ đã làm lắng đọng trầm tích.
Những lớp đá trầm tích này đã được hình thành từ hàng triệu, hàng tỉ năm trước khi các lớp trầm tích rời lắng xuống miệng hố, từng lớp một và được kết dính tại chỗ. Các đứt gãy được tạo ra khi trầm tích chuyển sang dạng đá.
Theo Science Alert, NASA đưa ra 2 giả thuyết cho sự hình thành cảnh quan đặc biệt này: do thay đổi khí hậu gây ra bởi các biến đổi tuần hoàn trên quỹ đạo của Sao Hỏa, hoặc do một tầng nước ngầm.
Giả thuyết tầng nước ngầm đặc biệt thú vị, vì ở đâu có nước, ở đó có thể chứa sự sống. Mà Sao Hỏa chính là một trong những mục tiêu hàng đầu trong hành trình săn tìm sự sống của NASA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách