Nguyên nhân khiến sao Kim bị coi là hành tinh quái dị
Được các nhà thiên văn học coi như chị em sinh đôi của Trái đất, sao Kim có rất nhiều điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta. Thế nhưng, những điều gì khiến không ít người gọi sao kim là hành tinh quái dị.
Lực lượng Cozak của Nga chiến đấu cho 2 phe trong Thế chiến 2 ra sao? / Top 10 sân bóng lạ lùng nhất hành tinh
Sao Kim có rất nhiều điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta, cả hai đều được tạo nên từ đá, có kích cỡ và hình dạng gần giống nhau. Sao Kim là hành tinh gần Trái đất nhất và có khoảng cách gần với Mặt trời hơn so với Trái Đất… Tuy nhiên, giữa Trái đất và sao Kim cũng có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là sự hình thành của chúng.
Sao Kim là hành tinh sáng nhất trong Hệ Mặt trời sau Mặt trăng và Mặt trời. So với Trái đất, nó là ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh. Sao Kim là hành tinh thứ hai từ Mặt trời trong thái dương hệ và được đặt tên theo vị thần tình yêu và sắc đẹp của La Mã - Venus. Sao Kim còn được biết đến với tên gọi sao Hôm hoặc sao Mai. Sao Kim là một trong những vật thể sáng nhất trên bầu trời, do đó nó hay bị nhầm là vật thể bay không xác định (UFO).
Vị trí của sao Kim trong Hệ Mặt Trời
Đường kính của sao Kim bằng 12.092km (chỉ nhỏ hơn 650km của Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái đất.Sao Kim quay rất chậm: 1 ngày trên sao Kim tương đương với 224,7 ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày).
Việc nghiên cứu địa hình và đo bề mặt sao Kim đã được thực hiện bởi nhiều tàu vũ trụ của Nga và Mỹ. Các dữ liệu cho thấy hành tinh này được hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm nhưng bề mặt lại tương đối trẻ, chỉ có 500 triệu năm.
Sao Kim nhỏ hơn trái đất.
Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời quay ngược lại so với chiều kim đồng hồ. Sao Kim quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại (từ Tây sang Đông). Hay nói cách khác, ở sao Kim, Mặt Trời mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.
Trên sao Kim, tại độ cao 60 km, gió thổi với tốc độ 400 km/h. Bầu khí quyển dày đặc tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho hành tinh này trở nên cực nóng. Ở độ cao khoảng 80 km, có một yếu tố nào đó hấp thụ toàn bộ tia cực tím từ Mặt Trời và điều này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.
Với nhiệt độ bề mặt trung bình là 462°C, sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời.
Một số nhà khoa học từng cho rằng sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát.
Toàn bộ bề mặt của sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này. Khoảng 80% diện tích bề mặt sao Kim bao phủ bởi những đồng bằng núi lửa phẳng, hay 70% đồng bằng có những rặng núi và 10% đồng bằng có thùy. Tổng khối lượng của cacbon điôxít bao quanh sao Kim chiếm tới 96,5% khối lượng khí quyển, và đa số khối lượng còn lại là 3,5% của nitơ.
Trên bề mặt sao Kim lỗ chỗ rất nhiều hố va chạm. Theo các nhà thiên văn học, có khoảng hơn 1.000 hố va chạm phân bố khắp bề mặt sao Kim. Và 85% hố va chạm vẫn còn ở trạng thái nguyên thủy. Các hố va chạm trên sao Kim có đường kính từ 3 km đến 280 km. Không có hố nào với đường kính nhỏ hơn 3 km. Áp suất khí quyển trên sao Kim lớn hơn ở Trái Đất 92 lần.
Tàu Venera 3 của Liên minh Xô Viết là tàu thăm dò nhân tạo đầu tiên hạ cánh xuống sao Kim năm 1966. Người Ai Cập tin rằng vũ trụ có 2 sao Kim. Do sao Kim đạt độ sáng nhất ngay thời điểm Mặt trời lặn và trước khi bình minh hé rạng, nên người Ai Cập cổ xưa đã cho rằng hành tinh này thực chất là 2 vật thể khác nhau. Họ gọi sao Kim với 2 tên: Tioumoutiri – ngôi sao buổi sáng và Ouaiti – ngôi sao đêm.
Tuyên bố chấn động của NASA về sao Kim
Mới đây, Viện Khoa học Vũ trụ Goddard của NASA (GISS) đã tạo ra một loạt mô phỏng để xem liệu sao Kim có thể có khí hậu ổn định và nước hay không. Họ phát hiện ra rằng sao Kim có thể duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng tối đa khoảng 50 độ C và tối thiểu khoảng 20 độ C trong khoảng ba tỷ năm. Sao Kim có thể từng là một hành tinh ôn đới, lưu trữ nước lỏng trong hàng tỷ năm trước khi một sự biến đổi mạnh mẽ.
Khí hậu ôn hòa thậm chí có thể được duy trì trên Sao Kim ngày nay khoảng 700 - 750 triệu năm trước. Tiến sĩ Michael Way từ NASA GISS cho biết: "Giả thuyết của chúng tôi là sao Kim có thể có khí hậu ổn định trong hàng tỷ năm". Qua đó, các nhà khoa học cho rằng: "Sao Kim có thể ở được và khác hoàn toàn so với sao Kim mà chúng ta thấy ngày nay".
Mỹ thiết kế tàu bay bơm phồng để khám phá sao Kim
Tàu thăm dò VAMP của Northrop Grumman là loại phương tiện bay có thể bơm phồng, hoạt động bằng cánh quạt và được làm từ vật liệu tổng hợp nhẹ. Các nhà nghiên cứu cho biết nó thể sẽ trở thành ứng viên sáng giá nhất cho nhiệm vụ khám phá bầu trời dày đặc lưu huỳnh của sao Kim.
Mô phỏng tàu bay VAMP. Ảnh: Northrop Grumman.
VAMP có khả năng bay cách bề mặt sao Kim 50 km, thực hiện nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu các thành phần hóa học và đặc điểm bầu khí quyển của hành tinh này. Theo Ron Polidan, thiết kế trưởng của Northrop Grumman, cho biết sải cánh của VAMP cần có chiều dài khoảng 55 m. Phương tiện hiện ở cấp độ công nghệ 3 và cần phải tiến đến ít nhất cấp độ 6 khi bước vào giai đoạn lựa chọn thiết kế của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
Lăng Tần Thủy Hoàng không ai dám đào bới bí ẩn ẩn chứa bên trong, nhìn ảnh vệ tinh lại phải 'than trời' cho trí tuệ của người xưa
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?
Cột tin quảng cáo