NASA đưa thiết bị chuyển CO2 thành oxy lên sao Hoả?
Những bí ẩn của bồ câu đưa thư / Kinh ngạc trước tộc người tiến hoá với khả năng lặn siêu đẳng
Hình minh họa Perseverance
Nhiều công cụ như những bước thử nghiệm hướng tới việc con người khám phá hành tinh đỏ. Đáng chú ý, tàu thăm dò được trang bị thiết bị mới Mars Oxygen In-Situ Resource Utilization Experiment, gọi tắt là Moxie, có nhiệm vụ ‘sản xuất’ ra oxy trong bầu khí quyển mà lượng O2 chỉ chiếm chưa tới 0,2%.
Oxy luôn là món hàng cồng kềnh trong một chuyến du hành không gian, rất tốn diện tích, rất dễ bắt lửa nhưng đóng vai trò quan trọng trong sự sống của phi hành gia. Nếu không khéo léo tính toán để mang theo oxy trên chuyến hành trình tới Sao Hỏa, các phi hành gia e sợ oxy chẳng đủ dùng cho một chuyến khứ hồi.
Có hình dáng giống như một cái cây, Moxie hoạt động bằng cách hấp thụ CO2 sau đó tách các phân tử thành oxy và CO, cuối cùng sẽ kết hợp các phân tử oxy thành O2.
Sau khi phân tích chất lượng không khí và cố gắng đạt được mức O2 tinh khiết 99,6%, nó sẽ thải ngược O2 và carbon monoxide CO lại bầu không khí.
Theo Michael Hecht, điều tra viên chính của Moxie, độc tính của khí carbon monoxide tạo ra không phải là điều đáng lo ngại. Khi khí này quay trở lại bầu khí quyển sao Hỏa sẽ không làm thay đổi nhiều. Michael Hecht nói: "Nếu bạn giải phóng CO vào bầu khí quyển sao Hoả, nó có thể sẽ kết hợp với một lượng rất nhỏ oxy dư ở đó và biến thành CO2".
Nếu mọi việc suôn sẻ nó sẽ sản sinh ra khoảng 10 gram oxy mỗi giờ, tương đương với lượng oxy trong 0.034 m3 không khí. Trong khi đó, ước tính, con người cần khoảng 0.54 m3 không khí mỗi ngày. Tuy nhiên, Moxie mới chỉ là phiên bản ‘tí hon’ của thiết bị NASA muốn đưa lên sao Hỏa vào thập niên 30 của thế kỷ này.
Theo NASA, Moxie sẽ tự kiểm tra khả năng của bản thân bằng cách sản xuất oxy trong suốt thời gian thực hiện sứ mệnh. Thiết bị sẽ sớm bắt đầu hoạt động sau khi tàu thám hiểm Perseverance hạ cánh vào 18/2/2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần