Khám phá

NASA phát hiện chấn động: Sao Hỏa từng có thể là nơi sinh sống của sự sống ngoài hành tinh

DNVN - NASA đã công bố một phát hiện chấn động: sao Hỏa có thể từng là nơi sinh sống của sự sống ngoài hành tinh. Xe tự hành Curiosity đã phát hiện dấu vết khoáng chất siderite chứa carbon dưới bề mặt hành tinh, hé lộ khả năng sao Hỏa từng có môi trường khí hậu ấm áp, ẩm ướt – điều kiện lý tưởng để sự sống tồn tại.

Tại sao nam giới uống nhiều bia bụng lại to? / Cuộc chạm trán rợn người giữa chuyên gia và quái vật hồ Loch Ness lúc nửa đêm

Curiosity đã phát hiện dấu hiệu của chu trình cacbon dưới lớp bụi bề mặt sao Hỏa, đưa các nhà khoa học tiến gần hơn đến việc giải mã bí ẩn vũ trụ về khả năng sinh sống trên hành tinh này. Bằng cách phân tích các mẫu khoan từ Núi Sharp tại hố va chạm Gale, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy siderite – một loại khoáng chất sắt cacbonat. Phát hiện mang tính đột phá này được công bố trên tạp chí Science.

Tiến sĩ Ben Tutolo, đến từ Đại học Calgary (Canada) và là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Việc phát hiện các mỏ carbon lớn tại hố Gale là một bước tiến quan trọng trong việc hiểu về sự tiến hóa địa chất và khí quyển của sao Hỏa”. Ông đồng thời là thành viên của đội tàu thám hiểm Curiosity của NASA.

Ảnh: Getty Images/iStockphoto.

Ảnh: Getty Images/iStockphoto.

Tiến sĩ Tutolo cho biết, việc khoan trúng lớp đá chứa khoáng chất này là một trong những mục tiêu trọng yếu của sứ mệnh. Ông giải thích: “Sự phong phú của các loại muối dễ hòa tan trong các loại đá này, cũng như các mỏ tương tự được lập bản đồ trên phần lớn bề mặt sao Hỏa, được coi là bằng chứng cho thấy một ‘quá trình khô hạn lớn’ đã xảy ra – một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ từ sao Hỏa ẩm ướt, ấm áp thuở sơ khai sang trạng thái khô lạnh hiện nay”.

Từ lâu, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng cacbonat trầm tích hình thành trong môi trường giàu carbon dioxide của sao Hỏa cổ đại. Tuy nhiên, việc xác định chính xác các cấu trúc chứa loại khoáng chất này luôn là một thách thức lớn. Phát hiện mới đã làm dấy lên sự phấn khích trong cộng đồng khoa học, vì nó cho thấy bầu khí quyển sao Hỏa từng có đủ CO2 để duy trì sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt hành tinh.

Khi bầu khí quyển sao Hỏa yếu dần, lượng CO2 này dường như đã bị cô lập và kết tinh thành các khối đá siderite. Tiến sĩ Tutolo cho biết: “Nghiên cứu này đưa chúng ta đến gần hơn với việc giải đáp liệu sao Hỏa có từng là nơi phù hợp cho sự sống hay không. Nó cho thấy hành tinh này có thể sinh sống được và các mô hình về khả năng sinh sống là có cơ sở.”

Ông tiếp tục đặt ra câu hỏi quan trọng: “Bao nhiêu CO2 trong khí quyển đã thực sự bị cô lập? Liệu điều đó có phải là nguyên nhân khiến sao Hỏa mất đi khả năng duy trì môi trường sống không?” Theo ông, quá trình CO2 kết tủa dưới dạng siderite có thể là yếu tố then chốt làm mất đi khả năng giữ nhiệt của hành tinh.

 

Tiến sĩ Tutolo cũng đang nghiên cứu các phương pháp ứng dụng kiến thức này trên Trái Đất, nhằm biến CO2 do con người tạo ra thành cacbonat như một giải pháp cho biến đổi khí hậu. Ông nhấn mạnh: “Việc hiểu được cơ chế hình thành các khoáng chất này trên sao Hỏa sẽ giúp chúng ta học được cách tái tạo quá trình đó trên Trái Đất. Nghiên cứu về sự sụp đổ của thời kỳ ấm áp, ẩm ướt trên sao Hỏa nhấn mạnh rằng khả năng sinh sống là điều rất mong manh”.

Ông cảnh báo rằng chỉ cần một thay đổi nhỏ trong hàm lượng CO2 của khí quyển cũng có thể gây ra “những thay đổi lớn” đối với khả năng nuôi dưỡng sự sống. Ông kết luận: “Điều đáng kinh ngạc về Trái Đất là nó có thể sinh sống được và đã duy trì điều đó trong ít nhất bốn tỷ năm. Có điều gì đó đã xảy ra với sao Hỏa mà Trái Đất thì không”.

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã hạ cánh xuống sao Hỏa vào tháng 8/2012. Kể từ đó, phương tiện này đã di chuyển hơn 20 dặm (34 km) trên bề mặt hành tinh, mở ra những khám phá chưa từng có về lịch sử cổ đại của Hành tinh Đỏ.

1
Bảo Ngọc (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm