NASA phát hiện vật thể lạ, lao nhanh 1 triệu dặm/giờ
Bộ tộc độc nhất vô nhị trên thế giới lấy tro cốt người chết làm thức ăn, lý do nghe mà rùng mình / Băng trong lửa: Nguồn gốc "địa ngục" của loại đá quý nổi tiếng
Theo SciTech Daily, các nhà khoa học công dân hợp tác với dự án Backyard Worlds: Planet 9 củaNASA phát hiện một vật thể lạ sở hữu siêu tốc độ mang tên CWISE J1249.
Với tốc độ đủ để chống lại lực hấp dẫn của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), CWISE J1249 đang trên đường lao vào không gian liên thiên hà với tốc độ khoảng 1 triệu dặm/giờ (1,6 triệu km/giờ).
Ngoài ra, nó cũng là vật thể siêu tốc độ đầu tiên được phát hiện có khối lượng tương tự hoặc nhỏ hơn một ngôi sao nhỏ.
Theo phân tích ban đầu, vật thể lạ này có thể là một ngôi sao khối lượng thấp lạ lùng. Hoặc khả năng cao nhất đó là một sao lùn nâu.
Sao lùn nâu mang trạng thái lửng lơ giữa một ngôi sao và một hành tinh: Nó quá lớn so với kích cỡ cho phép của một hành tinh và không hề có sao mẹ, nhưng quá nhỏ để duy trì phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi như một ngôi sao.
Vì vậy, đôi khi sao lùn nâu được gọi là "ngôi sao thất bại" hoặc "siêu hành tinh".
Sao lùn nâu thông thường không phải là quá hiếm. Backyard Worlds: Planet 9 đã phát hiện ra hơn 4.000 sao lùn nâu.
Nhưng không có sao lùn nâu nào khác được biết là đang trên đường bỏ chạy khỏi Ngân Hà.
Bên cạnh đó, vật thể này còn có thành phần độc đáo. Dữ liệu thu được từ Đài quan sát WM Keck ở Maunakea, Hawaii, cho thấy nó ít kim loại hơn nhiều so với các ngôi sao và sao lùn nâu khác.
Thành phần bất thường này cho thấy CWISE J1249 là một vật thể cổ đại, có thể là từ một trong những thế hệ sao đầu tiên trong thiên hà của chúng ta. Vì vậy, nó trở thành một báu vật đối với giới nghiên cứu.
Nhưng tại sao vật thể này lại di chuyển với tốc độ cao như vậy, vẫn là bí ẩn.
Giả thuyết được ủng hộ nhất là CWISE J1249 ban đầu xuất phát từ một hệ sao đôi với một " data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">sao lùn trắng.
" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Sao lùn trắng này đã "ăn thịt"
Một khả năng khác là CWISE J1249 xuất phát từ một loại cụm sao liên kết chặt chẽ và cổ xưa được gọi là cụm sao cầu. Cuộc gặp gỡ tình cờ với một cặp lỗ đen với tương tác vô cùng phức tạp đã khiến nó bay vút đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ