4 lăng tẩm đế vương đáng sợ nhất Trung Quốc: Lăng Tần Thủy Hoàng chỉ xếp thứ 2
Không chịu khuất phục Pháp, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết quyết tâm chủ chiến / Bí ẩn về kho báu của Vua Hàm Nghi
>> Xem thêm: Chuyện chưa kể về cuộc hôn nhân bi kịch của Hán Huệ Đế
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Hoàng đế được xem là những người nắm trong tay quyền lực và địa vị tối cao. Thế nhưng sự thực là dù cho có ở ngôi cửu ngũ chí tôn, họ cũng không thể đứng ngoài vòng tuần hoàn của sinh – lão – bệnh – tử.
Khác với quan niệm chết đi là "về với đất" của thường dân bách tính, các vị vua thời xưa cho rằng cái chết chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc sống huy hoàng mới ở thế giới bên kia.
Cũng bởi vậy mà không ít bậc Thiên tử của Trung Quốc thời xưa đều đã huy động rất nhiều nhân lực và tài lực để xây dựng cho mình những nơi an nghỉ đồ sộ, bề thế.
Cho tới ngày nay, giai thoại về những câu chuyện ly kỳ xoay quanh các lăng tẩm đế vương Trung Hoa vẫn là đề tài rất được hậu thế quan tâm, chú ý.
>> Xem thêm: Lã Hậu - Người đàn bà độc ác nhất trong lịch sử Trung Quốc
Và trong số những ngôi mộ hoàng tộc ẩn chứa nhiều bí ẩn đó, 4 lăng mộ dưới đây được xem là nơi sở hữu nhiều điều kỳ lạ tới nỗi phải dùng tới hai chữ "nghịch thiên" để hình dung.
Vị trí thứ 4: Càn lăng của Võ Tắc Thiên
>> Xem thêm: Nếu Nhật không tấn công Trân Châu Cảng, thế chiến II sẽ ra sao?
Nhìn lại suốt chiều dài của lịch sử Trung Hoa, không khó để nhận thấy hầu hết các vị vua dưới chế độ phong kiến tại đất nước này đều là nam Hoàng đế.
Thế nhưng vào thời nhà Đường, sử sách đã ghi nhận sự xuất hiện của vị Nữ đế. Đó chính là Võ Tắc Thiên – người sáng lập ra vương triều Võ Chu.
Sau khi kết thúc cuộc đời đầy thăng trầm của mình, Võ Tắc Thiên đã được hợp táng cùng chồng là Đường Cao Tông tại Càn lăng – khu lăng mộ tọa lạc tại huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Nơi an nghỉ của đôi vợ chồng hiếm hoi đều ở ngôi đế vương này có quy mô hết sức đồ sộ với kiểu cách mô phỏng lại kiến trúc của kinh đô Trường An.
>> Xem thêm: Những điều ít biết về sự sạch sẽ của phụ nữ cổ đại
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, Càn lăng từng trải qua 17 lần cướp phá, trong đó lần quy mô nhất có tới 400.000 người tham gia. Nhưng dù xâm phạm nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên vì lý do gì, thì những kẻ này vẫn chưa bao giờ đạt được mục đích.
Nhiều giai thoại ly kỳ còn truyền lại rằng, lăng mộ này có khả năng "hô mưa gọi gió" để cản trở kẻ xâm phạm. Thậm chí ngay tới súng đạn và thuốc nổ cũng chẳng thể khiến cho cánh cửa vào địa cung có chút suy chuyển nào.
Bởi vậy trải qua nhiều thế kỷ, khu lăng mộ nói trên vẫn "thi gan cùng tuế nguyệt". Địa cung chứa di thể của Võ Tắc Thiên cùng chồng và khối kho báu khổng lồ cũng chưa từng được mở ra.
Vị trí thứ 3: Thập Tam lăng nhà Minh
Minh Thập Tam lăng là quần thể tập hợp các lăng mộ được xây dựng bởi chính các Hoàng đế thuộc triều đại nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Đây cũng là nơi an nghỉ của 13 vị vua trên tổng số 16 vị Hoàng đế thuộc vương triều này.
Vị trí tọa lạc của Thập Tam lăng ngày nay nằm tại Xương Bình, cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 42 km về phía tây bắc. Quần thể kiến trúc nói trên cũng được đánh giá là khu lăng mộ bảo quản tốt nhất và chôn cất nhiều Hoàng đế nhất Trung Quốc.
Tương truyền rằng, quần thể lăng mười ba vua nhà Minh được xây dựng theo bố cục phong thủy hết sức chặt chẽ. Do đó nơi đây còn được tin là có thể hóa giải ma quỷ và phong tà từ phương Bắc xuống.
Không chỉ dừng lại ở đó, một trong những yếu tố khiến Thập Tam lăng lọt vào danh sách những ngôi mộ đế vương "nghịch thiên" nhất Trung Quốc chính là nhiều giai thoại tâm linh ly kỳ xoay quanh quần thể kiến trúc này. Trong số đó, nổi tiếng hơn cả phải kể tới "lời nguyền" lăng mộ của Hoàng đế Vạn Lịch.
Nơi an nghỉ của vị Hoàng đế này là một trong những ngôi mộ lớn nhất Thập Tam lăng, được khai quật vào năm 1956 do đội khảo cổ của Quách Mạt Nhược tiến hành.
Tuy nhiên không ít người tham gia cuộc khai quật ngày ấy đã liên tiếp gặp phải những chuyện xui xẻ: Vợ của Quách Mạt Nhược treo cổ tự tử chết trong nhà, 2 con trai của ông cũng mất mạng do tự sát, người chỉ huy công tác khai quật thì bất ngờ gặp tai nạn máy bay, người khởi xướng ý tưởng khai quật thì tự vẫn trong ngục…
Không chỉ dừng lại ở đó, một vài người dân địa phương cũng gặp phải những điều bất thường khi lấy gỗ quý từ quan tài của nhà vua về dùng. Nhiều người trong số họ và người thân đều phải chịu những cái chết đột ngột hoặc những tai nạn nghiêm trọng mà chẳng rõ nguyên nhân.
Hàng loạt giai thoại ly kỳ này đã khiến Thập Tam lăng nhà Minh trở thành nỗi ám ảnh của giới khảo cổ Trung Quốc.
Vị trí thứ 2: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Được xây dựng ròng rã trong suốt 38 năm, lăng mộ Tần Thủy Hoàng từ lâu đã được biết tới là một trong những ngôi mộ đế vương nổi tiếng nhất Trung Quốc. Địa danh này nằm tại phía bắc núi Ly Sơn, thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.
Mặc dù danh tiếng của lăng mộ và vị chủ nhân nằm bên trong từ sớm đã vang xa, thế nhưng sự thực là cho tới ngày nay, lăng Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật hoàn toàn.
Có lẽ cũng bởi địa cung bên trong chưa từng được mở ra, nên nơi an nghỉ của vị vua được mệnh danh là "thiên cổ nhất đế" ấy vẫn tồn tại không ít những giai thoại rùng rợn, đáng sợ.
Nhiều người tin rằng, bên trong địa cung của lăng Tần Thủy Hoàng được bao quanh bởi một dòng sông thủy ngân khiến cho nơi đây trở nên "bất khả xâm phạm".
Không chỉ vậy, có giai thoại còn truyền lại rằng lăng mộ này còn được thiết lập vô số những cạm bẫy nguy hiểm và có thể lấy mạng bất cứ kẻ nào cả gan quấy phá giấc ngủ của Hoàng đế.
Bên cạnh đó, những câu chuyện về tượng binh mã từng chôn người sống bên trong cùng hàng loạt đồn đoán đặt ra về kho báu khổng lồ của lăng Tần Thủy Hoàng đã khiến hậu thế càng dành nhiều sự quan tâm và chú ý đối với địa danh bí ẩn này.
Vị trí thứ nhất: Lăng mộ Hiên Viên Hoàng Đế
Hoàng Đế (hay còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế) là một vị quân chủ huyền thoại, anh hùng văn hóa của nền văn minh Trung Hoa, và cũng được xem như thủy tổ của Hán tộc.
Hiên Viên Hoàng Đế cũng là người đứng đầu trong Ngũ đế của dân tộc Hoa Hạ từ thời viễn cổ. Lăng mộ của ông vì vậy cũng được tôn làm "Hoa Hạ đệ nhất lăng".
Do được xem là một vị vua dường như chỉ tồn tại trong truyền thuyết, cho nên nơi an nghỉ của Hiên Viên Hoàng Đế thực chất là nơi thờ phụng của hậu nhân dựng nên. Lăng mộ của ông nằm tại núi Kiều Sơn (Hoàng Lăng – Thiểm Tây – Trung Quốc) được xây dựng từ thời nhà Hán.
Nơi đây còn được nhiều người ví von là "thế giới của loài cây bách" nhờ sở hữu một rừng bách bạt ngàn thuộc vào hàng lớn nhất Trung Quốc. Nhiều người cho rằng, rừng bách ở Kiều Sơn dường như mọc lên để che phủ riêng cho nơi an nghỉ của Hoàng Đế.
Có giai thoại còn truyền lại rằng, cây bách lớn nhất ở đền Hiên Viên dưới chân ngọn núi này cao tới hơn 19m, thân cây phải 8 người mới ôm xuể. Điều đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, không ít người tin rằng cây bách lên tới mấy ngàn năm tuổi ấy vốn được trồng bởi chính tay Hoàng Đế - nhân vật dường như không chỉ tồn tại ở trong các huyền thoại.
Ngay cả khi chỉ là một địa danh để thờ phụng chứ không an táng di thể, thì lăng Hoàng Đế vẫn được xem là một nơi bất khả xâm phạm.
Từ cổ chí kim, đây đều là nơi được các vương triều cử hành đại tế. Trải qua nhiều triều đại, số lượng tài vật bên trong đã lên tới số lượng nhiều không đếm xuể.
Tuy nhiên giới mộ tặc từ xưa vốn đã không có kẻ nào dám cả gan đạo lăng Hoàng Đế. Bởi chủ nhân ngôi mộ này vốn được người Hoa xem như thủy tổ của chính họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách