Nếu Triệu Vân thay Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, lịch sử có thay đổi theo cách hậu thế nghĩ?
Tứ đại quân sư hàng đầu Tam Quốc: Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ 2, đáng tiếc nhất là người cuối cùng / Nếu Tào Tháo mạo hiểm đồng ý cho Hoa Đà mổ sọ, chuyên gia: Chỉ có kết cục này!
Năm 219, Quan Vũ để mất Kinh Châu. Sự biến tại thành trì này cũng đã kéo theo hoàng loạt mất mát khác đối tập đoàn chính trị Thục Hán, mà tiêu biểu là cái chết của Trương Phi, thất bại tại Di Lăng và sự ra đi của Tiên chủ Lưu Bị.
Giờ đây mỗi khi nhắc tới sự biến để mất Kinh Châu, không ít độc giả của "Tam Quốc diễn nghĩa" vẫn cho rằng nếu năm xưa Lưu Bị không chọn Quan Vũ mà để Triệu Vân đi trấn thủ nơi này thì lịch sử Tam Quốc rất có thể sẽ được viết lại theo một cách khác.
Tuy nhiên trên thực tế, việc gửi gắm Kinh Châu cho Quan Vũ thay vì Triệu Vân lại được xem là một nước cờ hợp lý nhất của Lưu Huyền Đức vào thời điểm đó.
Vậy liệu rằng lý do nào đã khiến Triệu Tử Long mất đi cơ hội trấn thủ thành trì trọng yếu ấy vào tay Quan Vân Trường?
Kinh Châu - vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu thời Tam Quốc
Ảnh minh họa.
Nhìn lại vị trí chiến lược của Kinh Châu trong số đông đảo các thành trì Tam Quốc thời ấy, không khó để nhận thấy nơi đây sở hữu địa vị vô cùng trọng yếu trên bản đồ chính trị lúc bấy giờ.
Bởi lẽ, Kinh Châu vốn là khu vực thường xuyên xảy ra giao tranh. Việc thành trì này về tay ai sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới tương quan lực lược của ba nước Ngụy - Thục - Ngô.
Hơn nữa, vùng đất này còn nằm ở vị trí trung tâm của Trung Nguyên, được xem như "ngã ba thiên hạ" trong thời kỳ thế chân vạc hình thành và tồn tại.
Trong "Long Trung đối sách" năm xưa, Gia Cát Khổng Minh cũng từng đề cao vị trí chiến lược mang tính "thiên thời địa lợi" của đất Kinh Châu. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh rằng cách duy nhất giúp Lưu Bị có thể củng cố quyền lực chỉ có thể là chiếm cứ được vùng đất này và cả Ích Châu khi đó.
Bởi vậy mà khi Kinh Châu đã về tay sau đại chiến Xích Bích, Lưu Bị lại tiếp tục dẫn đại quân tiến đánh Ích Châu, do đó số binh lực có thể lưu lại để trấn thủ ở thành trì này là tương đối ít ỏi.
Tuy nhiên điều đáng nói lại nằm ở chỗ, nơi đây phía Bắc giáp với Tào Tháo, phía Đông lại có Tôn Quyền, nội bộ từ sớm đã không được ổn định, lúc nào cũng có thể phát sinh biến cố lớn.
Do đó, người được giao nhiệm vụ trấn thủ Kinh Châu hiển nhiên phải là một nhân vật được Lưu Bị vô cùng tín nhiệm.
Nếu xét trên phương diện này, cả Quan Vũ và Triệu Vân đều là những ứng cử viên sáng giá.
Bởi Quan Vũ cùng Trương Phi từ sớm đã kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị. Không chỉ được xem như huynh đệ, ông đồng thời cũng là người đi theo huynh trưởng từ những ngày đầu gây dựng sự nghiệp, lập được không ít công lao.
Về phần Triệu Vân, mặc dù đầu quân cho Thục Hán muộn hơn so với Quan – Trương, nhưng ông cũng được quân chủ xem như người huynh đệ thứ tư và nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng hết sức đặc biệt.
Tuy nhiên sau cùng, chức vụ trấn thủ Kinh Châu lại về tay Quan Vũ. Vậy liệu rằng đâu là lý do khiến Triệu Vân bị Lưu Bị "đánh rớt" trong lần bổ nhiệm ấy?
Lý do khiến Triệu Vân mất cơ hội trấn thủ Kinh Châu và tay Quan Vũ
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu người trấn thủ ở Kinh Châu năm xưa là Triệu Vân thì biến cố để mất thành trì này rất có thể khả năng sẽ không xảy ra.
Bởi trong mắt hậu thế, Triệu Vân là một vị Nho tướng điển hình, là một nhân vật hoàn mỹ được hun đúc từ tư tưởng sâu sắc của Nho gia.
Thế nhưng trên thực tế, người được Lưu Bị lựa chọn trấn thủ Kinh Châu lại là Quan Vũ chứ không phải danh tướng họ Triệu.
Trên thực tế, Lưu Bị vốn là người có mắt nhìn người hết sức sắc bén. Do đó việc ông không giao cho Triệu Vân nhiệm vụ này thực chất bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây.
Thứ nhất, Triệu Vân kém hơn Quan Vũ về danh vọng.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
So với Quan Vân Trường, Triệu Tử Long bị cho là thiếu đi uy tín và danh vọng để trấn thủ Kinh Châu.
Quan Vũ vốn là một danh tướng nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán, đi theo Lưu Bị chinh chiến khắp nơi. Ông thậm chí từng là nhân tài được Tào Tháo khát khao chiêu mộ, từng chém chết Đại tướng Nhan Lương của Viên Thiệu ở Bạch Mã.
Do đó, Quan Vân Trường từ rất sớm đã gây dựng được thanh danh cho bản thân và được xem như vị tướng sở hữu sức địch vạn người.
Cũng bởi chiến công chém chết Nhan Lương giữa vạn quân, ông được Hán triều phong cho chức Hán Thọ hình Hầu.
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, vào thời điểm mà Quan Vũ được phong hầu, cả Lưu Bị, Trương Phi và Triệu Vân vẫn còn đang lang bạt khắp nơi.
Do đó so với Triệu Tử Long, Quan Vũ không chỉ thành danh sớm hơn mà còn được triều đình sắc phong tước Hầu, sở hữu uy vọng mà ít ai có thể so sánh.
Thứ hai, Kinh Châu cần người trấn thủ như Quan Vũ.
Đối với Kinh Châu ở vào thời điểm bấy giờ, thứ mà thành trì này cần hơn cả là một thống soái có danh vọng chứ không hẳn là một võ tướng giỏi xung phong trận địa như Triệu Vân.
Trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, Triệu Vân thiếu danh vọng, Trương Phi quá lỗ mãng, Hoàng Trung tuổi tác đã cao.
Về phần Mã Siêu, phải thừa nhận rằng ông cũng có danh tiếng không thua kém Quan Vũ, lại từng là chư hầu xưng bá một phe. Bàn về danh tiếng hay xuất thân, vị tướng này thậm chí có thể vượt mặt cả Quan Vân Trường.
Thế nhưng ông lại không có được sự tín nhiệm từ Lưu Bị. Bởi trước khi nương nhờ thế lực Thục Hán, ông đã từng là một chư hầu khét tiếng ở đất Tây Lương.
Thứ ba, Quan Vũ mạnh hơn Triệu Vân trên phương diện thống lĩnh thủy quân.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Kinh Châu là vùng dày đặc sông ngòi, bất kể là tác chiến bằng kỵ binh hay bộ binh đều không thích hợp. Do đó nếu muốn làm chủ vùng đất này, việc đào tạo thủy quân thành quân chủ lực là điều quan trọng hơn cả.
Tuy nhiên trong số các đại tướng thân tín dưới trướng Lưu Bị, chỉ có Quan Vũ là sở hữu thế mạnh về thủy chiến hơn cả. Sự kiện ông dùng kế khiến nước ngập bảy đạo quân của Tào Ngụy chính là minh chứng rõ nhất về năng lực này.
Trong khi đó, cả Triệu Vân và Trương Phi đều thường xuyên thống lĩnh bộ binh, kỵ binh đi tác chiến nên không có thế mạnh về thủy binh.
Xuất phát từ những yếu tố trên, có thể nói rằng việc chọn Quan Vũ thay vì Triệu Vân làm người trấn thủ Kinh Châu thực chất là một quyết định khôn ngoan của Lưu Bị sau khi đã cân nhắc trên nhiều phương diện.
Do đó theo nhận định của Qulishi, nếu Triệu Vân có cơ hội giữ chức trấn thủ Kinh Châu, lịch sử của giai đoạn này có thể chưa hẳn đã thay đổi theo chiều hướng mà nhiều người vẫn nghĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm