Khám phá

Ngắm những “biệt thự” cổ ở phố Đầm

Với lối kiến trúc, hoa văn kiểu biệt thự phương Tây, qua thời gian, những căn nhà cổ ở Phố Đầm vẫn vẹn nguyên một ký ức hoàng kim về trung tâm mua bán sầm uất của tỉnh lỵ Thanh Hóa những năm đầu thế kỷ XX.

Sốc: Phát hiện mộ trẻ em tập thể lớn nhất thế giới ở Peru / CLIP: Linh dương mới chào đời bị mẹ bỏ rơi và cái kết bất ngờ

Đã có lịch sử hơn 100 năm xây dựng, trải qua 7 đời sinh sống, nhưng căn nhà cổ của gia đình bà Cao Thị Đức (80 tuổi) là một trong số 17 căn nhà cổ ở phố Đầm (xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp của mẫu biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây ngày ấy.

Một biệt thự cổ ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Đã có lịch sử hơn 100 năm xây dựng, trải qua 7 đời sinh sống, nhưng căn nhà cổ của gia đình bà Cao Thị Đức (80 tuổi) là một trong số 17 căn nhà cổ ở phố Đầm (xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp của mẫu biệt thự theo lối kiến trúc phương Tây ngày ấy.

Trải qua sự biến thiên của thời gian, mặc cho rêu phong phủ kín nhưng vẻ đẹp và lối kiến trúc sang trọng của căn nhà. Phía bên ngoài của căn nhà cổ, một cổng ngõ vẫn còn giữ nguyên vẹn những hoa văn, kiến trúc của một thời hoàng kim.

Trải qua sự biến thiên của thời gian, mặc cho rêu phong phủ kín nhưng vẻ đẹp và lối kiến trúc sang trọng của căn nhà. Phía bên ngoài của căn nhà cổ, một cổng ngõ vẫn còn giữ nguyên vẹn những hoa văn, kiến trúc của một thời hoàng kim.

Vốn trước kia là một trong số những gia đình khá giả ở phố Đầm, nên tại gia đình bà Đức đến thời điểm hiện tại vẫn còn lưu giữ những kỷ vật, đồ dùng quý giá mà cha ông để lại. Trong ảnh là một chiếc sập gụ được điêu khắc hoa văn tinh xảo, một trong những kỷ vật quý báu mà gia đình bà Đức lưu giữ suốt 7 đời, dù nhiều người đến hỏi mua với giá rất cao.

Vốn trước kia là một trong số những gia đình khá giả ở phố Đầm, nên tại gia đình bà Đức đến thời điểm hiện tại vẫn còn lưu giữ những kỷ vật, đồ dùng quý giá mà cha ông để lại. Trong ảnh là một chiếc sập gụ được điêu khắc hoa văn tinh xảo, một trong những kỷ vật quý báu mà gia đình bà Đức lưu giữ suốt 7 đời, dù nhiều người đến hỏi mua với giá rất cao.

 

Là người có thâm niên nghiên cứu lịch sử phố Đầm, ông Ngô Doãn Luyến – Phó Chủ tịch HĐND xã Xuân Thiên chia sẻ: “Quá trình hình thành phố Đầm bắt nguồn từ những năm 1838. Nằm bên bờ sông Chu nên giao thương buôn bán thuận lợi, các thương lái từ các tỉnh Hà Nam Ninh cũ, đến đây dừng chân rồi định cư luôn. Năm 1905 chính thức thành lập làng Quảng Ích (sau này gọi là phố Đầm) gồm 6 giáp, 2 vạn chài. Cũng chính vì thế mà nhiều ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp đã được chủ nhân tạo dựng nên.

Là người có thâm niên nghiên cứu lịch sử phố Đầm, ông Ngô Doãn Luyến – Phó Chủ tịch HĐND xã Xuân Thiên chia sẻ: “Quá trình hình thành phố Đầm bắt nguồn từ những năm 1838. Nằm bên bờ sông Chu nên giao thương buôn bán thuận lợi, các thương lái từ các tỉnh Hà Nam Ninh cũ, đến đây dừng chân rồi định cư luôn. Năm 1905 chính thức thành lập làng Quảng Ích (sau này gọi là phố Đầm) gồm 6 giáp, 2 vạn chài. Cũng chính vì thế mà nhiều ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp đã được chủ nhân tạo dựng nên.

 

Ngày ấy, chợ Đầm mỗi tháng họp các phiên vào ngày mùng 5 và mùng 10. Những thương lái chủ yếu là người Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, kèm theo đó là các hiệu thuốc bắc, vàng, nhuộm… Trong ảnh là tiệm thuốc bắc Nam Ích Long nức tiếng một thời.

Ngày ấy, chợ Đầm mỗi tháng họp các phiên vào ngày mùng 5 và mùng 10. Những thương lái chủ yếu là người Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nghệ An, kèm theo đó là các hiệu thuốc bắc, vàng, nhuộm… Trong ảnh là tiệm thuốc bắc Nam Ích Long nức tiếng một thời.

 

Hiện tại, ở phố Đầm đang còn 34 căn nhà cổ, tuy nhiên chỉ còn 17 căn nhà còn lưu giữ được nét nguyên vẹn. Đây là một căn nhà cấp 4 cổ của gia đình ông Vũ Văn Tuân. Căn nhà này được xây dựng từ năm 1930 nhưng đến nay vẫn còn chắc chắn, hiện tại gia đình ông Tuân vẫn đang sinh sống trong căn nhà cổ.

Hiện tại, ở phố Đầm đang còn 34 căn nhà cổ, tuy nhiên chỉ còn 17 căn nhà còn lưu giữ được nét nguyên vẹn. Đây là một căn nhà cấp 4 cổ của gia đình ông Vũ Văn Tuân. Căn nhà này được xây dựng từ năm 1930 nhưng đến nay vẫn còn chắc chắn, hiện tại gia đình ông Tuân vẫn đang sinh sống trong căn nhà cổ.

 

Hầu hết các căn nhà cổ ở phố Đầm đều vẹn nguyên lối kiến trúc và hoa văn độc đáo do chính những người thợ phố Đầm thiết kế, xây dựng.

Hầu hết các căn nhà cổ ở phố Đầm đều vẹn nguyên lối kiến trúc và hoa văn độc đáo do chính những người thợ phố Đầm thiết kế, xây dựng.

 

Ngày 7/1/2020 vừa qua, phố Đầm đã được công nhận là điểm du lịch. Người dân phố Đầm luôn cảm thấy tự hào và mong muốn lưu giữ những nét xưa cổ trên những căn nhà cổ. Đồng thời luôn ý thức được trách nhiệm về việc bảo tồn và lưu giữ những nét đẹp của một phố Đầm ngày ấy.

Ngày 7/1/2020 vừa qua, phố Đầm đã được công nhận là điểm du lịch. Người dân phố Đầm luôn cảm thấy tự hào và mong muốn lưu giữ những nét xưa cổ trên những căn nhà cổ. Đồng thời luôn ý thức được trách nhiệm về việc bảo tồn và lưu giữ những nét đẹp của một phố Đầm ngày ấy.

 

Tuy nhiên, do trải qua thời gian dài lịch sử, nhiều căn nhà cổ đã xuống cấp trầm trọng buộc nhiều gia đình phải sửa chữa, cải tiến để tiện sinh hoạt.

Tuy nhiên, do trải qua thời gian dài lịch sử, nhiều căn nhà cổ đã xuống cấp trầm trọng buộc nhiều gia đình phải sửa chữa, cải tiến để tiện sinh hoạt.

 

Một góc phố Đầm ngày nay.

Một góc phố Đầm ngày nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm