Khám phá

Ngăn chặn "súp độc" gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi khoảng 252 triệu năm trước có thể lặp lại do "súp độc" nhưng con người hiện đại đủ sức ngăn cản nó.

Sự khắc nghiệt ở vùng đất lạnh giá và ô nhiễm nhất nước Nga / Loạt ảnh khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng ám ảnh về sức ảnh hưởng kinh hoàng của ô nhiễm môi trường đối với các loài động vật

Trang tin khoa họcPhys.org (Anh) ngày 17/9 cảnh báo cuộc đại tuyệt chủng suýt xoá sổ Trái đất cuối kỷ Permi có thể lặp lại. Cuộc đại tuyệt chủngcuối kỷ Permi có liên quan tới lượng khí thải nhà kính khổng lồ, nhiệt độ Trái đất tăng cao khiến hầu hết loài động vật trên đất liền và dưới đại dương biến mất.

Một nghiên cứu do các giáo sư Tracy Frank và Chris Fielding dẫn đầuđã xác định được một trong những nguyên nhân gây ra cuộc đại tuyệt chủng nói trên: sự bùng nổ các loài vi khuẩn độc hại biến không khí và nguồn nước thành một món "súp độc", giết chết các loài động vật.

Súp độc gây ra cuộc đại tuyệt chủng sẽ xoá sổ Trái đất? - Ảnh 1.
Sự kiện tảo nở hoa giết chết nhiều loài động vật thuỷ sinh. Ảnh: Phys.org

Trong một hệ sinh thái lành mạnh, tảo và vi khuẩn lam thải ra oxy cung cấp cho động vật thuỷ sinh. Nhưng khi số lượng tảo và vi khuẩn lam vượt tầm kiểm soát, chúng sẽ làm giảm lượng oxy trong nước,thậm chí giải phóng độc tố.

Bằng cách nghiên cứu hóa thạch, trầm tích và nguồn gốc hóa học của đá gần TP Sydney - Úc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kiện tảo nở hoa đã xảy ra trong cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi.

"Súp độc" càng phát triển mạnh nếu được 3 yếu tố hỗ trợ, bao gồm lượng khí thải nhà kính, nhiệt độ cao và chất dinh dưỡng dồi dào. Các vụ phun trào núi lửa góp phần thúc đẩy hai yếu tố đầu tiên, trong khi nạn phá rừng thúc đẩy yếu tố thứ ba. Khi cây cối bị quét sạch, các loại đất trôi xuống sông, hồ, cung cấp tất cả chất dinh dưỡng cần thiết để vi khuẩn phát triển.

Theo GS Frank, hiện nay, chúng ta cũng đang chứng kiến nhiều loại tảo độc hại trong sông, hồ liên quan đến nhiệt độ gia tăng và những thay đổi trong quần thể thực vật đóng góp dinh dưỡng cho môi trường nước ngọt.

Biến đổi khí hậu kết hợp với ô nhiễm nguồn nước, chủ yếu là từ nông nghiệp và nạn phá rừng, làm cho tảo độc phát triển mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết thêmsự gia tăng nhiệt độ ở cuối kỷ Permi trùng với sự gia tăng các đám cháy rừng. Và bây giờ, các đám cháy rừng nghiêm trọng như ở bang California - Mỹ ngày càng phổ biến. Đây là những triệu chứng rõ ràng của một hệ sinh thái không cân bằng.

 

Tuy nhiên, không giống như các cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ, con người ngày nay có thể ngăn chặn tảo độc bằng cách giữ cho nguồn nước sạch sẽ và kiểm soát lượng khí thải nhà kính, ngăn chặn một cuộc đại tuyệt chủng tương tự.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm