Nghề "đoản mệnh" nhất thời phong kiến Trung Quốc: Có người mới làm được 1 ngày thì bị giết, nhưng ai cũng tranh giành
Thời phong kiến cổ đại, ngày nghỉ của các quan lại được tính như thế nào, một năm có bao nhiêu ngày nghỉ lễ Tết? / Sự thật công việc của thư đồng thời phong kiến, nghe xong ai cũng giật mình
Bất kể là thời phong kiến hay thời hiện đại, người nào cũng phải lao động, vì nếu không làm việc sẽ không có tiền tiêu, không có tiền thì cũng không cách nào nuôi bản thân và gia đình.
Nhắc tới các công việc ở thời phong kiến, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những hình ảnh trong phim cổ trang Trung Quốc. Nào là ông chủ mở tiệm cơm quán trà, thuê thêm tiểu nhị, hay đó chính là nhân viên phục vụ theo cách gọi hiện đại. Còn có người diễn xướng hát kịch, mãi võ bán nghệ khắp con đường ngõ hẻm, hoặc là bách tính thường dân thi đậu khoa cử trở thành quan viên thay đổi số phận…
Song thời phong kiến có một loại công việc vô cùng đặc biệt bị đánh giá là “đoản mệnh”. Theo sử liệu thống kê, Trung Quốc chỉ có gần 500 người làm công việc này, nhưng hầu như đều không thể sống quá 40 tuổi, đa số đều qua đời ở độ tuổi còn rất trẻ, hiếm hoi lắm mới có người sống đến tuổi 60-70. Có người làm mấy chục năm, có người làm mấy tháng, thậm chí là 1-2 ngày. Thế nhưng vô số người tranh giành để bản thân được làm nghề này.
Đến đây, bạn đã đoán loại công việc này là gì chưa?
Đó chính là làm Hoàng đế.
Ảnh minh họa
Đương nhiên, Hoàng đế cũng là một nghề, cũng phải bỏ công sức lao động để hưởng vinh hoa phú quý.
Nhưng tại sao làm Hoàng đế lại bị xem là nghề đoản mệnh? Đó là vì tuổi thọ của các Hoàng đế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc thường khá thấp.
Đã ngồi trên ngai vàng, không một vị Hoàng đế nào có thể an nhàn, cả đời phải lo nghĩ đủ điều, thậm chí là lao lực sáng đêm để phê duyệt tấu chương, tối về còn phải “đồng sàng cộng chẩm” với phi tần để thực hiện nhiệm vụ sinh con nối dõi dòng máu hoàng thất cao quý.
Làm Hoàng đế, cũng tức là phải đối diện với chuyện sống chết, sợ bị người ta ám sát mỗi ngày. Song sợ người xa lạ thì ít, mà sợ người thân quen thì nhiều. Bởi lẽ ai cũng muốn ngồi lên vị trí này, từ đó lên kế hoạch để hạ bệ lẫn nhau, hòng chiếm lấy ngôi báu. Thậm chí anh chị em trong nhà cũng có thể nhẫn tâm giết hại nhau, không tiếc thương ruột thịt.
Ví dụ như Lý Thế Dân đã chinh phạt tứ phương, bình định thiên hạ, xây dựng giang sơn cho cha mình là Lý Uyên, nhưng Lý Uyên lại muốn truyền hoàng vị cho con trai trưởng Lý Kiến Thành, tức anh trai ruột của Lý Thế Dân. Lý Thế Dân đương nhiên không đồng ý, cuối cùng khuyên cha thoái vị, giết chết anh trai Lý Kiến Thành và em trai Lý Nguyên Cát, để ông có thể ngồi lên ngôi vị nhà Đường. Thật ra, theo nhiều chuyên gia lịch sử nhận định, nếu không phải vì tình cha con thì có lẽ Lý Uyên cũng không có kết cục tốt.Còn có một Hoàng đế “đoản mệnh” nổi tiếng khác là Vũ Văn Hóa Cập, chỉ làm Hoàng đế đúng 1 ngày thì đã bị giết chết. Ông vốn là một tướng lĩnh của triều Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Năm 618, ông đã lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại và giết chết Tùy Dạng Đế. Sau đó, ông đưa cháu của Tùy Dạng Đế là Dương Hạo lên làm Hoàng đế và dẫn đội Kiêu Quả quân định tiến về đông đô Lạc Dương. Ông nhiều lần bại trận dưới tay Lý Mật, Lý Thần Thông, và cuối cùng là Đậu Kiến Đức. Thấy mình sắp thất bại, ông ta đã giết Dương Hạo và tự xưng là Hoàng đế của nước Hứa. Năm 619, ông bị Đậu Kiến Đức bắt giết.
Thông thường ngôi vị Hoàng đế được truyền lại cho con trai ruột. Nhưng Hoàng đế sở hữu hậu cung ba nghìn giai lệ, nên theo đó cũng có nhiều con trai. Mà ai cũng muốn làm Hoàng đế, nhưng ngôi vị chỉ có một, thế nên mới diễn ra nhiều cuộc anh em chém giết, hãm hại lẫn nhau.
Nói đến Hoàng đế, ai cũng nghĩ ngay đến sự xa hoa, sở hữu quyền sinh sát, thống trị thiên hạ. Nhưng để làm được “nghề” này lâu dài thật sự không hề đơn giản.
Chúng ta có thể nhắc đến Khang Hi và Càn Long thời nhà Thanh. Khang Hi sống thọ 69 tuổi (có tài liệu thể hiện 68 tuổi), 8 tuổi đăng cơ, tại vị 61 năm. Càn Long thọ 87 tuổi, tại vị 60 năm, sau đó còn lên làm Thái thượng hoàng, có thêm 3 năm chấp chính quyền lực lúc tuổi già.
Tuổi thọ và "tuổi nghề" của Khang Hi và Càn Long vượt xa đa số Hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc. Do đó, “làm nghề đoản mệnh” lại không đúng với 2 vị Hoàng đế này. Thế nhưng nếu chiếu theo lịch sử, Khang Hi và Càn Long chỉ là trường hợp hiếm hoi mà thôi.
Vậy nên, nói làm Hoàng đế là nghề “đoản mệnh” quả thực không ngoa một chút nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính