Nghi lễ cưới kỳ lạ: Trẻ con nhảy nhót trên giường tân hôn càng mạnh, hạnh phúc của cô dâu chú rể càng nhiều
Đám cưới ma: Tập tục quái lạ / Độc lạ phong tục cưới động vật của người Ấn Độ: Con gái làm đám cưới với chó, đàn ông thì ‘lấy’ bò?
Việc tổ chức một đám cưới sẽ tùy thuộc vào các phong tục tập quán của từng nơi. Nhưng nếu bạn là người Trung Quốc tại nhiều địa phương, có rất nhiều truyền thống và phong tục cần phải tuân theo. Trước khi diễn ra lễ cưới, các cặp đôi và gia đình họ sẽ chuẩn bị giường tân hôn. Theo người dân địa phương, mục tiêu là chúc phúc cho đôi uyên ương, mong họ sẽ có nhiều con cái và cuộc sống hạnh phúc, suôn sẻ.
Gia đình của chú rể thường đảm nhận việc mua giường theo phong tục truyền thống, trong khi gia đình cô dâu sẽ mua sắm tất cả các vật dụng khác như ga trải giường, gối và chăn.
Đây cũng là một phần của hồi môn. Vì màu đỏ tượng trưng cho may mắn nhất trong văn hóa Trung Quốc, nên mọi thứ trên giường cô dâu đều có màu đỏ.
Sau khi giường cô dâu được thiết lập, trẻ em – thường là họ hàng của cặp đôi – sẽ được mời tham gia lễ hội với mong muốn cầu chúc cho sự sinh sôi nảy nở của cặp đôi. “Trong văn hóa Trung Quốc, bạn phải kích hoạt năng lượng của giường, vì vậy bạn phải tìm những đứa trẻ nhỏ nhảy lên giường”, một người địa phương chia sẻ.
Sau khi nhảy lên giường, trẻ em sẽ được thưởng thức bánh kẹo, trái cây và nhận bao lì xì vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp theo, các vật dụng – trong số đó có nhiều món là hồi môn của cô dâu – sẽ được đặt trên giường để chuẩn bị cho đêm tân hôn, bao gồm bộ đồ ngủ mới, đồ lót, túi hạt giống và đĩa đựng thức ăn cho trẻ em đã đề cập, tất cả đều mang ý nghĩa về phước lành và thịnh vượng cho cặp đôi trong tương lai.
Theo SCMP
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ