Nghi vấn bất ngờ về Nhị Lang Thần 'Tây Du ký' và Dương Tiễn 'Phong Thần Bảng'
Hóa trang cho Tôn Ngộ Không trong 'Tây du ký' công phu ra sao? / Nhân sâm, đào tiên trường sinh bất lão trong ‘Tây du ký' và những sự thật bất ngờ
Tây Du Ký và Phong Thần Bảng đều là những tác phẩm nổi tiếng của nền điện ảnh Trung Quốc, dù đã phát sóng từ rất lâu, nhưng đến nay những bộ phim này vẫn thu hút sự chú ý của khán giả.
Khi đọc hay xem Tây Du Ký, khán giả nhắc đến Nhị Lang Thần thì sẽ nghĩ ngay đến Dương Tiễn. Đọc lại nguyên tác hai bộ truyện, khán giả cũng sẽ thấy sự khác biệt lớn trong miêu tả nhưng đều nói về cùng một nhân vật.
Quan hệ với Ngọc HoàngNếu chỉ có điểm chung là cùng mang họ Dương thì không thể khẳng định Dương Tiễn và Nhị Lang Thần chính là một, nhưng nhiều người đã tìm ra được một số chi tiết khác để chứng minh điều đó.
Mối liên hệ giữa hai nhân vật với quái vật Mai Sơn
Ở Phong Thần Bảng, Dương Tiễn từng thu phục được “Bảy con quái vật Mai Sơn”, còn trong Tây Du Ký, bên người Nhị Lang Thần có “Sáu anh em Mai Sơn”. Mặc dù số lượng khác nhau nhưng có điểm chung là đến từ Mai Sơn.
Trong tập 6 của Tây Du Ký, bên cạnh Nhị Lang Thần là “sáu anh em Mai Sơn” nhưng ở tập 28, lúc bị Đường Tăng đuổi đi, Tôn Ngộ Không trở về Hoa Quả Sơn và nhớ lại chuyện xưa khi núi này bị Nhị Lang Thần sai bảy anh em Mai Sơn phóng hoả đốt cháy. Lý do để giải thích cho sự chênh lệch số lượng thành viên tại từng thời điểm là do dân gian lưu truyền nhiều dị bản về truyền thuyết này. Nếu vậy, sẽ phù hợp với số lượng nhân vật trong Phong Thần Bảng.
![]() |
Bức họa Dương Tiễn trong thần thoại. |
Sủng vật của Dương Tiễn và Nhị Lang Thần
Bất kể là Dương Tiễn hay Nhị Lang Thần thì bên người đều có một con vật là chó. Trong Phong Thần Bảng, nó từng cắn cổ Triệu Công Minh, cắn bả vai Bích Tiêu, cắn vòng chân mới của Dương Tiễn,...
Trong Tây Du Ký, con chó từng cắn chân của Tôn Ngộ Không. Để cắn được những nhân vật có pháp thuật cao cường như vậy, không phải một sủng vật bình thường có thể làm được.
![]() |
Tôn Ngộ Không bị vật nuôi của Nhị Lang Thần cắn trong Tây Du Ký. |
Một số điểm chung khác
Tây Du Ký và Phong Thần Bảng đều bắt nguồn từ truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, được các tác giả viết lại thành tiểu thuyết, đồng thời thời gian xuất hiện đều là ở nhà Minh. Do vậy, hai tác phẩm cùng xuất hiện những nhân vật giống nhau ví dụ như Nhị Lang Thần, Na Tra...
![]() |
Tây Du Ký là tổng hợp của nhiều giai thoại khác nhau. |
Hệ thống thần thoại trong Tây Du Ký tương đối phức tạp, bao gồm cả Thần, cả Phật và truyền thuyết dân gian. Còn Phong Thần Bảng lấy Đạo giáo làm chủ, nhưng cũng kèm theo cả truyền thuyết dân gian. Nếu đã bắt nguồn từ dân gian thì truyện sẽ không hoàn toàn theo bất cứ tôn giáo chỉnh thể nào, mà sẽ mang những yếu tố không chắc chắn.
Trong Tây Du Ký và Phong Thần Bảng, Na Tra đều là con của Thiên Vương Lý Tịnh, đều có hai người anh trai là Kim Tra và Mộc Tra, và cùng muốn giết cha (chính là dùng bảo tháp của Thác Tháp Thiên Vương để trấn áp).
Ngoài ra vẫn cósự khác biệt như Mộc Tra ởPhong Thần Bảng bái Phổ Hiền Bồ Tát trong Bạch Hạc động trên núi Cửu Cung làm thầy, còn trong Tây Du Ký, Mộc Tra lại là đồ đệ của Quan Thế Âm Bồ Tát.
![]() |
Hai cha con Na Tra trong Tây Du Ký. |
Cùng một nhân vật nhưng trong các tác phẩm khác nhau sẽ có những chi tiết khác nhau cũng không phải điều gì lạ. Bởi vậy, khán giả hoài nghi Nhị Lang Thần và Dương Tiễn chính là một là một phát hiện thú vị trong các tác phẩm nổi tiếng được khán giả yêu thích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ
Hình ảnh nhân vật Nhị Lang Thần trong Tây Du ký.