Nghĩa địa độc nhất thế giới ở Ai Cập
'Rợn người' loài khỉ đột hoang dã cũng có thể ăn thịt sống / Từ vỏ trứng, tái hiện bộ gen loài đã tuyệt chủng
"Sống cùng người chết tại Nghĩa trang Cairo thật dễ dàng và thoải mái"- Nassra Muhamed Ali, 47 tuổi nói. "Chỉ những người đang sống mới có thể làm hại bạn". Nassra, hiện sống trong khu nghĩa trang cùng với hai người em trai và cô con gái 16 tuổi, cho biết nơi cô ở rất yên tĩnh, bình yên, không ồn ào, bon chen như ngoài đô thị gần đó.
Với những người dân sống bên cạnh nghĩa địa, nơi yên nghỉ của hàng nghìn người qua nhiều thế kỷ, các ngôi mộ lại là nguồn sống của họ, mang đến công việc nuôi sống họ hằng ngày như chăm sóc mộ, đào mộ mới hoặc bán hoa cho khách đến viếng vào mỗi thứ sáu hằng tuần.
Những người khác sống giữa các ngôi mộ thường là người làm đồ đồng hoặc dệt thảm. Họ bán các sản phẩm của mình ở Khan al Khaili, khu chợ du lịch ở Cairo. Nhiều gia đình có đến ba thế hệ từng sống ở đây, trong bối cảnh dân số bùng nổ tới 90 triệu người. Hằng năm, có đến 250.000 người từ bỏ nông thôn chuyển lên khu này sinh sống với hy vọng sẽ tìm được cuộc sống khá khẩm hơn.
Cha mẹ của Nassra chuyển đến đây ở ngay sau khi họ kết hôn và trở thành người chăm sóc nghĩa địa. Một vài người phải chuyển đến nghĩa trang vì bị đẩy ra khỏi khu trung tâm thành phố Cairo những năm 1950. Đây là khu nghĩa trang lâu đời nhất trong thành phố, khoảng 1.000 năm tuổi, nằm gần Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar.
Một người chăm sóc mộ thường được trả 19 USD cho mỗi ngôi mộ mới đào (đối với khách hàng là các gia đình nghèo khó) và số tiền có thể lên đến 63 USD khi gặp các khách hàng giàu có. Các phu đào huyệt chỉ nhận khoảng 6 USD. Người dân cũng có thể kiếm tiền từ việc làm thợ cắt tóc. Họ cắt tóc cho những người đến viếng mộ. Những người khác bán rau củ tươi và sữa.
Một phụ nữ sống trong khu nghĩa trang Cairo đang làm sạch các ngôi mộ. |
Hisham, một thợ dệt thảm đã tới khu vực này từ 45 năm trước cùng với mẹ của mình. Ông sống ở đây từ đó, làm việc để nuôi 4 cậu con trai ăn học. Ihab, một trong những người con của ông hiện đã có bằng đại học ngành Công nghệ thông tin. Một nữ cư dân ở đây chia sẻ, bà từng đến thăm hai cô con gái đang sống ở các khu ổ chuột ngoại ô Cairo. Bà thấy rằng, khu nghĩa trang này tốt hơn nhiều. Tại đây ngoài tự do ăn, ở, sinh hoạt, ít trộm cắp, nghiện hút, thì người lớn có thể tâm sự, hàn huyên, cầu kinh… trẻ em cũng có thể tung tăng vui đùa, chơi các môn thể thao. Rất nhiều khách du lịch tò mò đã tới thăm khu nghĩa địa có một không hai này.
Người dân địa phương nói rằng, phần lớn các ngôi nhà ở đây được cung cấp điện và nước. 80% hộ dân cư sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình và có nhà vệ sinh bên trong. Đáng ngạc nhiên là tivi có ở mọi nơi và ăng ten chảo parabol không phải là hiếm. Và ngạc nhiên hơn nữa là sự tổ chức rất quy củ, mỗi khoảnh nghĩa trang được tổ chức như một khu phố riêng, có người bảo vệ và có “bảo kê” thu tiền sử dụng đất hằng tháng.
Muốn sống cạnh một ngôi mộ ở đây, người ở phải có những thống nhất cụ thế với gia đình người quá cố của phần mộ đó. Người ở thì đóng cho gia đình chủ phần mộ một ít tiền và họ cũng đảm bảo rằng, phần mộ cũng có ai đó trông coi tránh khỏi trộm cắp. Trong khi các tòa nhà của thủ đô Cairo hiện đại có khuynh hướng mọc ngày càng cao hơn, các ngôi nhà ở đây không cao quá 1 tầng.
Dù muốn hay không, những người sống ở đây đều phải ra đi. Từ năm 2001, chính quyền địa phương đã có kế hoạch di chuyển toàn bộ phần mộ ở đây để xây thành một khu công viên công cộng. Tổng cộng, có khoảng 110.000 phần mộ sẽ được chuyển đến khu phố mới, cách nội thành Cairo hơn 10km. Kế hoạch này rất tốn kém và cũng dấy lên không ít ý kiến trái chiều. Vậy thì những người sống ở đó sẽ thế nào? Đẩy họ đi đâu?…
Trẻ em chơi bóng đá ngoại khu nghĩa địa. |
Chế độ đãi ngộ của chính phủ dành cho các hộ gia đình ở đây chưa chắc làm vừa lòng tất cả. Sống ở nghĩa địa chí ít thì tiền thuê nhà rẻ (chỉ có 6 USD/tháng) và có điện nước. Chuyển đến các căn hộ do chính phủ cấp thì sẽ phải trả 200 USD/tháng và thậm chí ở đó còn chẳng có điện nước. Thế thì sống kiểu gì? Và còn một điều nữa, những chủ đầu tư đang đưa tới những thiết bị công trường để phá mộ nhằm di chuyển đi.
Sự ầm ĩ của công trường ảnh hưởng rất lớn đến sự yên bình của khu phố và đặc biệt là sự an nghỉ của những người quá cố.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi