Hóa thạch loài chim cổ đại tại Sa mạc Gobi
Thầy thuốc cổ truyền Madagascar được "ma" truyền nghề? / 'Rùng rợn' tục tạo vết sẹo lên cơ thể để... làm đẹp
Bảo tàng tự nhiên Hayashibara, thành phố Okayama, Nhật Bản, cho biết các nhà khoa học thuộc bảo tàng này đã phát hiện hóa thạch của một loài chim
mới tại địa tầng thuộc Sa mạc Gobi, Mông Cổ với niên đại cách ngày nay khoảng từ
70-75 triệu năm.
Phát hiện này có thể được coi là tổ tiên của loài chim hiện đại chưa từng
được phát hiện từ trước đến nay.
Các nhà khoa học cho biết, loài chim này mặc dù biết bay, tuy nhiên chủ yếu hoạt động và làm tổ dưới mặt đất. Lối sống của chúng tương tự như loài gà tây và chim roadrunner sống ở Bắc Mỹ và khác hẳn so với đa số các loài chim hiện nay.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho hóa thạch loài chim mới này là “Holland Lucerria.”
Theo các nhà khoa học, do chân và đốt của loài chim này rất dài, vì thế họ suy đoán rằng lối sống của nó có thể khác biệt so với đa số loài chim hiện tại.
Nhiều hóa thạch của loài chim đã được phát hiện trước đó cho thấy, tổ tiên của đa số các loài chim thường sinh sống ở các khu vực ven nước, tuy nhiên hóa thạch chim “Holland Lucerria” lại được phát hiện ở địa tầng đại lục.
Do đó, phát hiện này sẽ giúp giới khoa học tìm hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa của loài chim.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Chó Pitbull anh dũng chiến đấu với rắn hổ mang, cứu mạng nhóm trẻ em đang chơi trong vườn
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động