Nghiên cứu mới: Ánh sáng ban ngày trở thành 'liều thuốc tự nhiên' tăng cường hệ miễn dịch
CLIP: Chạm trán trăn khổng lồ, cá sấu caiman bị kẻ thù nuốt chửng / CLIP: Tử chiến với diều hâu, rắn độc bị đối thủ moi mắt
Nếu bạn từng cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ sau những ca làm đêm hay những đêm thức khuya – có thể bạn đang rơi vào tình trạng "lệch múi giờ xã hội". Đây là khi đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn không còn đồng bộ với lịch trình sinh hoạt hằng ngày, gây ra nhiều hệ lụy – trong đó có cả việc suy giảm khả năng đề kháng.
Các nhà khoa học tại Đại học Auckland (New Zealand) đã phát hiện rằng việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng ban ngày có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học và tăng cường phản ứng miễn dịch – đặc biệt là với các vi khuẩn gây bệnh.
Ảnh minh họa.
Để tìm hiểu sâu hơn, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cá ngựa vằn ấu trùng – loài có hệ miễn dịch tương tự con người và cơ thể trong suốt, giúp quan sát dễ dàng dưới kính hiển vi.
Họ tập trung vào một loại tế bào miễn dịch chủ lực: bạch cầu trung tính – “lính tiên phong” của hệ miễn dịch, chuyên tiêu diệt vi khuẩn và có mặt nhiều nhất trong máu người.
Kết quả thật bất ngờ: các bạch cầu trung tính hoạt động mạnh hơn và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn vào ban ngày – khi cá ngựa vằn (và cả con người) hoạt động nhiều nhất. Đây có thể là một “chiến lược sinh tồn” mà tiến hóa đã ban tặng cho các loài sống theo nhịp ngày – đêm.
Đi xa hơn, nhóm nghiên cứu đã chỉnh sửa gene của các bạch cầu này để "tắt" đồng hồ sinh học nội tại của chúng. Kết quả: khả năng tiêu diệt vi khuẩn giảm rõ rệt. Điều đó chứng minh rằng những tế bào miễn dịch này có một “đồng hồ báo thức” riêng, được kích hoạt bởi ánh sáng ban ngày.
“Chúng tôi phát hiện bạch cầu trung tính không chỉ cảm nhận được thời gian trong ngày, mà còn điều chỉnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn dựa trên ánh sáng”, tiến sĩ Chris Hall – Phó Giáo sư Miễn dịch học, chia sẻ.
Bước tiếp theo của nhóm là tìm hiểu cách ánh sáng tác động đến các tế bào này – và liệu cơ chế này có tồn tại ở người hay không. Nếu đúng, đây có thể mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm mạn tính, bằng cách điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch theo nhịp sinh học.
Với việc bạch cầu trung tính là “đội quân đầu tiên” đến hiện trường viêm nhiễm, phát hiện này có thể có tác động rộng lớn – từ điều trị nhiễm trùng đến các bệnh tự miễn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát hiện "mỏ vàng" 40 tấn ẩn trong hố nước thải
Phát hiện 1 triệu tấn vàng, bạc, bạch kim... trong hố rác thải
Thành phố có tên gọi dài nhất Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính trong hơn 1 tháng tới
Việt Nam sỡ hữu một trong 5 loại gỗ quý nhất hành tinh, giá hơn 2 tỷ đồng/kg
Vụ nổ sao kỳ bí có thể đã "rèn" ra một hành tinh vàng chỉ trong nửa giây

Loài cây đặc biệt nhất thế giới, nở hoa rồi tự kết thúc 'cuộc đời'