Nghiệt ngã lời nguyền khiến các bức tượng Ai Cập mất mũi
Nhiều bức tượng Ai Cập cổ đại được các chuyên gia tìm thấy trong tình trạng bị mất mũi. Trước sự việc này, một chuyên gia lý giải những kẻ trộm mộ làm mất mũi các bức tượng nhằm ngăn linh hồn người chết tức giận và báo thù.
Lỗ hổng bí ẩn gần Đại kim tự tháp Giza dẫn tới kho báu của hoàng đế Ai Cập? / Phát hiện bất ngờ về cách người Ai Cập chuyển khối đá 1,7 vạn tấn xây kim tự tháp
Trong những năm qua, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều bức tượng Ai Cập cổ đại có một điểm chung đáng chú ý là chúng đều bị mất mũi.
Ban đầu, một số chuyên gia cho rằng sở dĩ những bức tượng của người Ai Cập cổ đại bị mất mũi là do tác động của thời gian.
Tuy nhiên, giáo sư, tiến sĩ, nhà Ai Cập học Edward Bleiberg đến từ Viện Nghệ thuật và Khảo cổ Ai Cập hiện quản lý Bảo tàng Brooklyn ở New York, Mỹ đã có giải mã đáng chú ý về sự việc đặc biệt này.
Theo tiến sĩ Bleiberg, việc nhiều bức tượng Ai Cập cổ đại bị mất mũi không phải là do tác động của dòng chảy thời gian hay thời tiết mà là hành động có chủ đích của con người.
Trên thực tế, những kẻ trộm mộ đã cố tình đập vỡ phần mũi của những bức tượng cổ xưa trên.
Tiến sĩ Bleiberg lý giải lý do khiến những kẻ trộm mộ làm như vậy là vì chúng muốn ngăn linh hồn người chết tức giận và tìm cách trả thù.
Tiến sĩ Bleiberg đưa ra nhận định trên là xuất phát từ việc người Ai Cập cổ đại quan niệm các tác phẩm điêu khắc (bao gồm những bức tượng) chứa đựng linh hồn của người chết.
Thông qua việc làm hỏng một phần bức tượng, những kẻ trộm mộ tin rằng sẽ có thể phá vỡ "lời nguyền nghiệt ngã" của người chết. Khi làm như vậy, linh hồn người quá cố không thể tìm đến kẻ trộm mộ để báo thù vì đã ăn trộm các báu vật trong mộ cổ.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo