Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cây ăn thịt
Cây độc: Ngộ nghĩnh như sừng trâu nhưng có thể giết người trong vòng 48 tiếng / Cây độc: Cây Vạn Niên Thanh hút khí độc, mang tài lộc nhưng chứa độc nguy hiểm
Những lời đồn thổi về hiện tượng bí ẩn cây ăn thịt người vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, trên thực tế những loài cây ăn thịt là hoàn toàn có thật, chỉ có khác 1 điều, kích cỡ của chúng không đủ để "tiêu hóa" nổi con người mà thôi.
Cây gọng vó
Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Cây gọng vó có hơn 170 phân loài. Chúng là loài cây ăn thịt phổ biến trên thế giới, nó được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực. Chúng sống trong các đầm lầy hay các bãi than bùn. Những chiếc lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như một giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Đó chính là cái bẫy.
Gọng vó là 1 đại diện cho hiện tượng bí ẩn cây ăn thịt.
Cây nắp ấm Darlingtonia Californica
Darlingtonia Californica còn được biết dưới cái tên cây rắn hổ mang, chúng sinh sống ở vùng đầm lầy nơi nước lạnh chảy qua. Hình dáng uốn cong của cây được ví như hình một con rắn hổ mang đang rình bắt con mồi.
Lời đồn về những hiên tượng bí ẩn và vẻ đẹp của cây nắp ấm khiến chúng giờ trở thành cây cảnh.
Loài thực vật này có màu sắc rực rỡ, hình dạng bí ẩn cùng mùi hương quyến rũ để thu hút các loài côn trùng. Bị thu hút bởi mùi hương phía bên trong, con mồi sẽ chui vào bẫy và bị dìm cho đến chết.
Cây bẫy ruồi bắt côn trùng
Cây bẫy ruồi (Venus flytrap) là loài cây ăn thịt côn trùng mọc tại những vùng lầy lội ở Bắc và Nam Carolina, Mỹ. Cây bắt ruồi có những chiếc lá hình dáng kỳ lạ gồm hai mảnh có khớp nối với nhau. Mép lá có gai nhọn trông giống như những ngón tay và rất nhạy cảm. Bất cứ thứ gì chạm vào những chiếc gai thì lá cây sẽ đóng lại trong vòng chưa đầy một giây giống như một cái bẫy.
Có khá nhiều hiện tượng bí ẩn và câu chuyện quanh giống cây này.
Con mồi của nó chủ yếu là côn trùng: ruồi, nhện, ong... Nếu đối tượng không phải là "thực phẩm" mà là một hòn đá hoặc một cái hạt thì cái bẫy sẽ mở lại trong khoảng 12 giờ và "nhổ" nó ra.
Cây Bladderwort
Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá. Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây.
Cây Bladderwort.
Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi. Tiếp theo nó sẽ tiết ra các chất men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi, và các chất dinh dưỡng từ con mồi này sẽ được tiêu thụ trong vài giờ. Sau đó, loài cây lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Bladderwort có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày. Mồi là các sinh vật như côn trùng, giun và động vật nhỏ dưới nước.
Cây hố bẫy Sarracenia
Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày.
Cây hố bẫy Sarracenia có vẻ ngoài khá bắt mắt.
Ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào, nó gần như không có bất cứ một cơ hội thoát thân bởi nó sẽ vướng vào các sợi lông dày và nhám.
Con mồi sẽ bị nhấn chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Đặc biệt, khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.
“Quy trình ăn thịt" của cây
Cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm (Pitcher plants) có lá mọc như một chiếc bình với một chiếc mũ để mở. Bên trong chiếc bình là những chất có mùi ngọt rất hấp dẫn côn trùng. Một cọng nhỏ dẫn từ mũ xuống ruột bình khiến côn trùng có thể bò sâu vào nắp bình. Tuy nhiên cọng nhỏ đó và thành bình rất trơn khiến côn trùng khi bò vào sẽ bị trượt ngã xuống, chất nhầy bám vào cánh khiến chúng không thoát ra được và xác côn trùng nhanh chóng bị phân hủy thành thức ăn giúp cây có thêm chất dinh dưỡng. Cây gọng vó (sundew) thì dùng mật hoa dụ côn trùng đậu vào cánh hoa.
Cánh hoa gọng vó có hàng loạt những sợi tóc nhỏ rất nhạy cảm với chất dính bọc quanh. Khi côn trùng đậu vào, những sợi tóc đó sẽ cuộn vào nạn nhân và chất keo dính sẽ khiến côn trùng không thể thoát được. Sau đó những sợi tóc đó sẽ phủ lớp keo quanh người côn trùng khiến chúng bị chết ngạt. Một chất nhờn sẽ phân hủy xác côn trùng thành bữa ăn ngon cho cây gọng vó.
Cây loa kèn vàng (the yellow trumpet) thì có một cách khác để nhử động vật. Bên trong lá của hoa loa kèn vàng có một chất ngọt khiến côn trùng rất thích nhưng khi ăn vào chúng sẽ bị tê liệt và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành chất dinh dưỡng cho cây. Loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina.
Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất