Khám phá

Ngoại hành tinh Proxima b có thể tồn tại các đại dương giống Trái Đất

Proxima b, ngoại hành tinh giống với Trái Đất, có thể tồn tại các đại dương trên bề mặt, mở thêm hy vọng tìm kiếm những nơi trong hệ Mặt Trời phù hợp cho sự sống tồn tại.

Sẽ tới ngày Trái Đất bị Mặt Trời nuốt chửng? / Thu được tín hiệu bí ẩn từ ngoài Trái Đất

Ngoai hanh tinh Proxima b co the ton tai cac dai duong giong Trai Dat hinh anh 1
(Nguồn: AFP)

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) ngày 6/10 khẳng định Proxima b, ngoại hành tinh giống với Trái Đất được phát hiện hồi tháng Tám vừa qua, có thể tồn tại các đại dương trên bề mặt, mở thêm hy vọng tìm kiếm những nơi trong hệ Mặt Trời phù hợp cho sự sống tồn tại.

Sau khi tính toán kích thước và các đặc tính của bề mặt hành tinh Proxima b, các nhà vật lý thiên văn thuộc CNRS kết luận đây có thể là một "hành tinh đại dương" tương tự Trái Đất, và sẽ là ngoại hành tinh đầu tiên được thăm dò bằng các robot trong tương lai.

Proxima b quay quanh quỹ đạo trong một "vùng ôn đới" từ ngôi sao chủ Proxima Centauri có vị trí gần nhất với hệ Mặt Trời, chỉ cách Trái Đất bốn năm ánh sáng. Hành tinh này có kích thước bằng 1,3 Trái Đất, quay quanh quỹ đạo khoảng 7,5 triệu km tính từ ngôi sao chủ - bằng 1/10 khoảng cách của sao Thủy - hành tinh nằm gần Hệ Mặt Trời nhất.

Tuy nhiên, theo CNRS, khoảng cách gần như vậy không có nghĩa là bề mặt của Proxima b quá nóng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Các nhà khoa học giải thích ngôi sao chủ Proxima Centauri nhỏ hơn và yếu hơn 1.000 lần so với Mặt Trời, tức là
Proxima bnằm ở khoảng cách hoàn hảo để có thể tồn tại nước trên bề mặt và các hình thái của sự sống.

Kích thước của các ngoại hành tinh thường được tính bằng cách đo lượng ánh sáng mà chúng che phủ nhìn từ Trái Đất, khi chúng đi qua ngôi sao chủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không thể quan sát được hành trình của Proxima b, do đó nhóm đã phải dựa trên những mô phỏng để ước tính kết cấu và bán kính của hành tinh này.

Cụ thể, các nhà khoa học tính toán bán kính của Proxima b vào khoảng gấp 0,94-1,4 lần so với Trái Đất, tức là trung bình khoảng 6.371km. Trong trường hợp bán kính tối thiểu của Proxima b là 5.990km, hành tinh này có thể sẽ rất nặng, với lõi kim loại chiếm 2/3 khối lượng của toàn hành tinh, và được bao phủ bởi bề mặt đất đá.

Giả sử Proxima b có kích thước lớn hơn, với bán kính khoảng 8.920km, khối lượng của hành tinh này có thể gồm 50% là lõi đất đá và 50% là nước. Trong trường hợp này, Proxima b có thể được bao phủ bởi một đại dương duy nhất có độ sâu 200km.

Cũng theo CNRS, dù hành tinh này có kích thước như thế nào thì bao phủ nó là một bầu khí quyển đầy khí mỏng tương tự Trái Đất.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm