Ngôi làng nơi đàn ông và phụ nữ nói hai thứ tiếng khác nhau
Vẻ hoang sơ hiếm có ở ngôi làng cổ ngàn năm tuổi nằm sát biển Quảng Ngãi / Những ngôi làng xinh đẹp ở Hàn Quốc
Trẻ em ở Ubang học hai thứ ngôn ngữ từ cha và mẹ - Ảnh: BBC |
Ví dụ, đối với từ “quần áo”, nam giới sử dụng từ “nki” trong khi nữ giới dùng “ariga”; đối với từ “cây”, nam giới dùng “kitchi” còn nữ giới dùng “okweng”... Đây không chỉ là khác biệt nhỏ về cách phát âm mà là các từ hoàn toàn khác nhau.
“Có một số từ đàn ông và phụ nữ dùng chung nhưng cũng rất nhiều từ được dùng tùy theo giới tính. Chúng được phát âm khác nhau và viết ra cũng khác nhau” - nhà nhân chủng học Chi Chi Undie nói.
Điều thú vị là dù nói khác, họ đều hiểu nhau vì cả bé trai và bé gái đều lớn lên cùng cha mẹ và học cùng lúc cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, khoảng mười tuổi, các bé trai sẽ nói bằng ngôn ngữ dành cho nam giới còn các bé gái sử dụng ngôn ngữ của nữ giới.
“Không ai bảo các cậu bé ấy đổi sang ngôn ngữ nam giới. Mọi thứ diễn ra rất tự nhiên. Khi một bé trai bắt đầu sử dụng ngôn ngữ của đàn ông nghĩa là cậu ta đang dần trưởng thành” - bà Chi Chi Undie cho biết.
Không ai thực sự biết vì sao nơi đây lại có truyền thống sử dụng hai ngôn ngữ nhưng hầu hết người dân địa phương rất thích thuyết tôn giáo chúa tạo ra Adam và Eva là người Ubang rồi ban cho họ hai ngôn ngữ khác nhau. Họ tin rằng chúa dự định cho mỗi nhóm dân tộc hai ngôn ngữ nhưng nhận ra rằng điều đó không thể. Cuối cùng, chúa đã chọn làng Ubang và ban cho dân làng hai ngôn ngữ để khác biệt với tất cả các cộng đồng khác trên thế giới.
Nhà nhân chủng học Chi Chi Undie tin rằng hai ngôn ngữ này là kết quả của “văn hóa hai giới tính” - nơi đàn ông và phụ nữ hoạt động trong hai lĩnh vực riêng biệt và sống trong những thế giới riêng biệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ