Ngôi mộ cổ 600 năm được khai quật, bên trong đầy khói, bất ngờ khi thấy có 1 nam 7 nữ được chôn cùng nhau
2 bí ẩn chưa được giải mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia khảo cổ cũng phải ‘bó tay’ / Bí ẩn trong 18 lăng mộ của hoàng đế nhà Đường chỉ có duy nhất Lăng của Võ Tắc Thiên chưa bị khai quật, đào trộm
Người Trung Quốc cổ đại rất chú trọng đến những gì xảy ra sau khi chết và sẽ đặt nhiều đồ vật an táng trong lăng mộ để thể hiện địa vị của mình. Nhưng việc đặt đồ vật có giá trị cũng là mục tiêu dễ dàng cho những kẻ trộm mộ. Để tránh bị mộ tặc đào bới mộ lấy cắp đồ an táng, nhiều gia đình quý tộc và vương giả chọn đắp gò và trồng cây để "phong ấn" mộ hoặc chôn ở trên đồi, dưới nước, hoặc những vị trí có phong thủy tốt, an toàn. Nhiều khi một quả đồi nhìn rất đơn giản lại có thể là một ngôi mộ lớn nằm bên dưới.
Ngôi làng Tam Sá Hà, thuộc thành phố Trung Trường, Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, có một ngọn đồi rất bình thường, tuy nhiên, kể từ mùa đông năm 2004, dân làng thường xuyên nhìn thấy những người lạ đến vào ban đêm. Họ dần dần cảm thấy kỳ quái, liền chạy tới nhìn xem, thứ họ nhìn thấy là một cái hố sâu bị cành cây che phủ, ngoài ra còn nhìn thấy xẻng và những thứ khác bị bỏ lại.
Các nhà khảo cổ đã vô cùng bất ngờ khi tìm thấy không chỉ một mà tới 7 hài cốt phụ nữ trẻ được chôn cạnh một người đàn ông.
Nhìn vào cái hố lớn và những dụng cụ này, dân làng nhanh chóng báo cáo cho ban di tích văn hóa. Ngay sau đó, đội khảo cổ đã đến làng Tam Sá Hà để kiểm tra. Ngay khi các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhìn thấy hình dáng của ngọn đồi, họ biết ngay rằng ngọn đồi chính là lớp đất "ngụy trang" của lăng mộ bên dưới.
Trên thực tế, Trung Tường là một địa điểm rất nổi tiếng trong cộng đồng khảo cổ, chỉ riêng thời nhà Minh đã có vài ngôi mộ chư hầu được tìm thấy và khai quật ở đây.
Tại thị trấn Trường Đàm, cách đấy không xa, vào năm 2001, một vụ cướp mộ đã thất bại. Nhưng dấu vết đào dở của mộ tặc để lại đã cho phép các chuyên gia khám phá lăng mộ của Chu Chiên - con trai của vua Minh Thái Tổ và các di tích văn hóa được khai quật trong quần thể ngôi mộ đó. Chính vì điều này mà các chuyên gia cảm thấy sườn đồi ở Tam Sá Hà không hề đơn giản.
Khi khai quật lăng mộ, các nhà khảo cổ không ngờ toàn bộ cung điện dưới lòng đất có diện tích hơn 90 mét vuông. Nhưng khi các thành viên trong đội tiến vào sâu hơn thì không tìm thấy gì, bên trong chỉ có tro trắng và cát, sau này họ mới biết đây chỉ là nơi để đặt tượng gỗ thờ. Tuy nhiên, những tượng gỗ này đã mục và hư hỏng hoàn toàn. Sau đó, căn cứ vào vô số di vật văn hóa được tìm thấy trong lăng mộ và các thông số kỹ thuật, các nhà khảo cô nhận định địa vị của chủ nhân của ngôi mộ lớn này chắc chắn thuộc vương thất. Sau quá trình tìm kiếm, họ phát hiện có một bức tường với những hoa văn đặc biệt. Nhóm khảo cổ quyết định phá bức tường vì cho rằng bí ẩn nằm ở bên trong.
Quản thật, đằng sau bức tường này chính là nơi đặt các quan tài của chủ nhân ngôi mộ. Tuy nhiên, sau khi phá được bức tường lăng mộ, họ thấy bên trong có màn sương mù bao phủ như khói. Theo các chuyên gia lý giải, do môi trường của cung điện dưới lòng đất cao và ẩm ướt, khi hơi nước bên trong tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ tạo thành sương mù như vậy.
Các nhà khảo cổ khai quật bên trong ngôi mộ 600 năm.
Tuy nhiên, điều bất ngờ hơn là nhóm khảo cổ phát hiện hài cốt của 1 người đàn ông và 7 người phụ nữ đặt ở những quan tài gần nhau. Sau khi so sánh các di tích văn hóa trong ngôi mộ, người ta đã xác định được chủ nhân của ngôi mộ là Dĩnh Tĩnh Vương (Chu Đống) - con trai thứ 24 của Minh Thái Tổ - người sáng lập ra nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc với Lưu Huệ phi. Theo tư liệu sử sách, sinh thời Chu Đổng không phải là người kế thừa ngai vàng. Ông chết trẻ vào năm 1414 khi mới 26 tuổi.
Các chuyên gia sau khi nghiên cứu những chiếc răng và mảnh xương từ những quan tài đặt gần quan tài của Dĩnh Tĩnh Vương thì phát hiện trong số 7 cô gái trẻ này, ngoài Quách thị, chính thê của Dĩnh Tĩnh Vương còn có cả những thiếu nữ chưa đến tuổi trăng tròn.
Theo sử sách, Dĩnh Tĩnh Vương không có con trai mà chỉ có 4 con gái, 3 trong số họ đã được gả ra khỏi nhà. Vì thế, những cô gái trẻ được chôn trong lăng mộ không có quan hệ huyết thống với Dĩnh Tĩnh Vương. Sau khi điều tra kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng những cô gái này là thê thiếp của Dĩnh Tĩnh Vương. Sau khi ông chết, theo quy định của nhà Minh, những thê thiếp này bắt buộc phải tuẫn táng (chôn người sống theo người chết) và được chôn cùng một mộ với người chồng quá cố. Đây là hủ tục tuẫn tàng vô cùng tàn khốc nhưng được xem là cách để đảm bảo người chết dù sang đến thế giới bên kia vẫn luôn được hầu hạ và sống sung sướng như lúc sinh thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ