Khám phá

Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải

Đây từng là nơi sống, sinh hoạt của một gia tộc danh giá nhưng tiếc rằng đến hiện tại đã bỏ hoang.

Người phụ nữ ở bộ lạc Phi vì có quá nhiều chàng trai theo đuổi, chồng xin nghỉ việc, suốt ngày ở nhà canh chừng vợ / Hình phạt 'tàn khốc' nhất khi bị phát hiện gian lận thi cử thời phong kiến

Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Văn Giác, xây dựng từ năm 1883 với diện tích khuôn viên gần 4.000m2, từng được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9. Hiện nay, ngôi nhà vẫn được bảo quản và trông coi bởi cháu nội của ông Giác, ông Nguyễn Minh Luận.

Ngôi nhà là một ví dụ điển hình của kiến trúc nhà rường Huế, một phong cách còn sót lại đến ngày nay. Tuy nhiên, nhiều đồ vật quý giá như tủ thờ, bàn ghế, liễn đối, hoành phi... qua nhiều thế hệ đã bị thất lạc, chỉ còn lại khung nhà với những bức tường không cửa sổ.

Khu nhà chính và nhà sau được thiết kế theo hình chữ “khẩu”. Khoảng trống ở giữa chữ “khẩu” là một khu vực được tạo dựng với non bộ, hồ cá và cây cảnh, mang lại không gian sống xanh mát. Phía sau khuôn viên nhà, một mạch nước ngầm phun lên từ lòng đất, tạo thành dòng suối nhỏ, cung cấp nước cho cây cối, giúp duy trì sự tươi mát cho ngôi nhà cổ ngay cả trong mùa khô.

nhà cổ, ngôi nhà cổ đẹp nhất, kiến thức

Nơi này từng được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 (Ảnh TH).

Ngôi nhà không theo một bản thiết kế của kiến trúc sư nào mà hoàn toàn theo bản vẽ của cụ Giác. Gia chủ đã ra tận xứ Huế để mời 10 người thợ cứng tay vào xây dựng suốt mấy năm ròng.

Điều đặc biệt là ngôi nhà không hề sử dụng một chiếc đinh nào mà dựng lên với phương pháp ghép mộng để kết nối hệ thống kèo cột, vách gỗ… Các vì kèo cũng được chạm khắc hình linh vật, họa tiết mềm mại, đẹp mắt.

Bên trong nhà là hệ thống cột tròn từ gỗ quý. Dù đã ngoài trăm năm, những cây cột từ gỗ xà cừ vẫn không có dấu hiệu hư mục mà càng lên nước, bóng mượt theo thời gian.

Có điều lạ là, dù nhà dựng xong đã lâu nhưng ông Giác không làm được bộ cửa chính. Phải 3 năm sau, căn nhà mới có bộ cửa bằng gỗ như bây giờ. Nguyên nhân của việc này là gì, đến giờ vẫn không ai biết.

nhà cổ, ngôi nhà cổ đẹp nhất, kiến thức

Phía trước căn nhà là bức tường với hệ thống cột, mái vòm. Bức tường và hàng cột tại đây được trang trí bằng các họa tiết đắp nổi đẹp mắt theo phong cách châu Âu. Sau bức tường này, căn nhà được dựng bằng gỗ quý.

 

Phía sau nhà cổ còn có một nhà khác được gọi là nhà sau. Nhà sau cách nhà trước bởi giếng trời, nơi từng trồng nhiều loại hoa cảnh quý.

Theo ông Luận, ngày xưa, chỉ đàn ông sinh hoạt ở nhà trước. Nữ giới, người giúp việc chỉ được sinh hoạt ở nhà sau. Hiện, căn nhà sau vẫn còn nhưng đã xuống cấp, dùng làm kho chứa đồ.

nhà cổ, ngôi nhà cổ đẹp nhất, kiến thức

Chẳng ai biết ông Giác bỏ ra bao nhiêu tiền hay bao nhiêu lúa nhưng nhiều người trong làng đồn đoán là ông bỏ ra một số tiền rất lớn bởi vì ông một trong những người giàu có nhất làng Tăng Nhơn Phú xưa, được dân làng gọi là "ông huyện Giác".

Ngôi nhà nằm trong quy hoạch khu công nghệ cao của TP. HCM nhưng sau khi được công nhận là di tích thì đã được giữ lại.

 

Cụ Nguyễn Văn Giác lúc sinh thời là bậc danh Nho, hiệu Tấn Minh, một gia tộc danh giá đi khai hoang tại vùng đất Thủ Đức - Gia Định từ những năm 1820, đến năm 1883 thì tạo dựng ngôi nhà này.

nhà cổ, ngôi nhà cổ đẹp nhất, kiến thức

nhà cổ, ngôi nhà cổ đẹp nhất, kiến thức

Năm 2002, ngôi nhà được Ban quản lý Di tích và Danh lam thắng cảnh TP. HCM cùng UBND quận 9 ra văn bản chỉ đạo phường Tăng Nhơn Phú A đưa vào danh sách di tích kiến trúc nghệ thuật cần bảo vệ và giữ gìn để chờ ý kiến Hội đồng Xét duyệt di tích cấp thành phố.

Sau nhiều năm, ngôi nhà cổ bị bao phủ bởi bốn bề cây cỏ. Khoảng sân rộng trước căn nhà cũng chìm trong nước, không thể đi lại. Dù vậy, vẻ đẹp của căn nhà vẫn nổi bật, khiến khách tham quan vừa thích thú vừa có cảm giác tiếc nuối khi đến thăm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm