Khám phá

Người đàn ông ở Quảng Bình vớt được loại gỗ đắt nhất thế giới trong lúc đi bắt cá, có giá hàng chục tỷ

Sau khi phát hiện những khúc gỗ mình vớt được thuộc loại gỗ quý hiếm và đắt nhất thế giới, anh Lâm nhảy lên thuyền reo lên sung sướng.

Biệt phủ gỗ trăm tỷ ở Nghệ An: Rộng 4000m2, xây bằng loạt gỗ quý ở Việt Nam trong 5 năm / Thông tin về bộ bàn ghế gỗ trắc đắt nhất Việt Nam trị giá gần 13 tỷ đồng của đại gia Hà Nội

Ảnh minh họa

Vào tháng 2/2013, trong lúc đi đánh bắt cá ở khu vực sông Son, đoạn chảy qua địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, anh Nguyễn Văn Lâm bỗng thấy lưới bị dính vật cứng, không thể kéo lên được.

Nhận thấy có điều bất thường, anh Lâm liền lặn xuống kiểm tra thì thấy nhiều khúc gỗ kết lại thành một bè. Sau đó, anh đã tìm cách đưa 4 khúc gỗ lên bờ và nhờ người thẩm định. Kết quả, đây là 4 khúc gỗ sưa - thuộc loại gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới, được định giá khoảng hàng chục tỷ đồng.

>> Xem thêm: Đào móng xây nhà tìm thấy 'con lợn' kỳ lạ, chuyên gia tiết lộ lai lịch khiến người đàn ông bủn rủn tay chân

Nguoi-dan-ong-o-quang-binh-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-the-gioi-trong-luc-di-bat-ca-co-gia-hang-chuc-ty

Ngay khi biết tin có người vớt được gỗ sưa, anh Nguyễn Văn Hạt (cùng thôn Na) liền phóng đò tới lặn tìm được 2 phách. Nghe tin anh Lâm và anh Hạt tìm thấy gỗ sưa, một nhóm khoảng 30 người tiếp tục ra sông lặn và tìm được 3 phách. Ngoài ra, một số người dân ở thôn Phong Nha cũng tìm được 2 phách.

>> Xem thêm: Biệt thự 3.000m2 của Phó chủ tịch FPT với 'hạm đội thông' bạc tỷ: Thái Thượng Hoàng 700 tuổi

 

Nguoi-dan-ong-o-quang-binh-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-the-gioi-trong-luc-di-bat-ca-co-gia-hang-chuc-ty-3

Tổng cộng, anh Lâm và người dân địa phương đã vớt được tổng cộng 12 phách gỗ sưa. Mỗi phách dài khoảng 2 m, rộng khoảng 35 - 40 cm, dày khoảng 20 cm, ước tính trị giá mỗi tấm thời điểm hiện tại khoảng 2 tỷ đồng.

Nhận được thông tin người dân vớt được gỗ sưa ở sông Son (nằm trong khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), lãnh đạo Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cùng lực lượng kiểm lâm tổ chức tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, khi có mặt tại đây, số gỗ sưa vừa vớt được đã bị tẩu tán hết.

>> Xem thêm: Nhà độc lạ xây từ 5 triệu viên ngói cổ của "Vua hài đất Bắc" Xuân Hinh

Theo nhận định của người dân địa phương và một số cơ quan chức năng, số gỗ sưa người dân vừa vớt được ở sông Son có nguồn gốc cách đây 10 năm trước. Thời điểm đó, một nhóm buôn lậu gỗ sưa bị lực lượng kiểm lâm vây bắt nên đã cắt bỏ số gỗ này để chạy trốn. Một số người lại nhận định, rất có thể đây là số gỗ từ 3 cây sưa cổ thụ mà lâm tặc đã chặt hạ hồi tháng 4/2012 ở rừng Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nhà - Kẻ Bàng.

Gỗ sưa có tên tiếng anh là Dalbergia Odorifera, ở Việt Nam thường được gọi là huỳnh đàn,gỗ huê hay trắc thối, là chất liệu gỗ tự nhiên được khai thác từ cây sưa – loài thực vật thân gỗ, nhóm họ Đậu. Gỗ sưa là loại gỗ quý và thuộc hàng siêu hiếm, đắt đỏ nhất trên thế giới. Gỗ có chất lượng tốt, thớ gỗ mịn, đường vân đẹp.

 

>> Xem thêm: Vua Mèo là ai? Bí mật bên trong dinh thự rộng gần 3.000m2 của Vua Mèo trên cao nguyên đá Đồng Văn

Nguoi-dan-ong-o-quang-binh-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-the-gioi-trong-luc-di-bat-ca-co-gia-hang-chuc-ty-1

Cây sưa đỏ có vỏ ngoài sần sùi, gỗ tỏa ra mùi thơm thoang thoảng đặc biệt có độ bền rất cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát. Chính vì thế, giá sưa đỏ trên thị trường khá cao, thời điểm đắt đỏ nhất có giá rơi vào khoảng 20 tỷ/m3.

>> Xem thêm: Khám phá khu vườn bí mật của vua Càn Long sau một thế kỷ bị 'lãng quên' trong Tử Cấm Thành

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm