Người đàn ông sở hữu 'ngôi nhà bom' độc đáo giữa vùng 'đất thép' Quảng Trị
Biệt phủ của đại gia Vĩnh Long làm từ 4.000 cây dừa, hồ cá Koi cũng trang trí từ gỗ dừa, độc lạ nhất miền Tây / Bí mật bên trong mộ cổ bị bỏ hoang của đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam Kỳ xưa
Ngôi nhà ấy nằm đối diện con đường vào Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, nơi ngày ngày vẫn đón những đoàn người vào thăm hàng vạn mộ phần liệt sỹ. Nằm ở phía nam cầu Bến Tắt, ngôi nhà làm từ hơn 300 vỏ các loại bom, pháo và hàng ngàn kỷ vật chiến tranh đã được dựng lên từ cách đây mấy tháng và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Thấp thoáng dưới bóng cây, ông Trần Công Chức (54 tuổi, sống tại thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) trầm ngâm lau chùi, sắp xếp lại từng kỷ vật chiến tranh trong ngôi nhà bom này. Ông Chức thủ thỉ, rằng mình vốn là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất lửa Quảng Trị. Cuộc đời ông cũng trải qua những mất mát của chiến tranh. Mẹ ông cống hiến cho cách mạng và là mẹ Việt Nam Anh Hùng (VNAH). Ông có 6 người thân trong gia đình mất vì chiến tranh và bom đạn.
Năm 1967, 6 anh chị ruột của ông đã bị bom Mỹ giết chết. Chừng ấy nỗi đau ập xuống gia đình ông là một nỗi đau không thể kết xiết. Ngay từ lúc chỉ mới ngoài 30 tuổi, ông đã ấp ủ sưu tầm những quả bom thời chiến tranh còn sót lại để thực hiện xây dựng nhà trưng bày… bằng bom đạn. Hơn 20 năm sau, “ngôi nhà bom” ông hằng mong ước đang dần thành hình hài.
Hơn 20 năm sưu tầm, tìm kiếm và nuôi dưỡng ý tưởng xây dựng một địa điểm để tưởng nhớ, cũng như trao truyền lại ý nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Việt Nam. Đã có hàng nghìn phế liệu chiến tranh được ông Chức sưu tầm từ các vùng núi sâu, dòng sông hay từ những cửa hàng thu mua phế liệu, nhưng nhiều nhất phải kể đến là các loại bom, pháo, đạn cối mà quân Mỹ đã rải xuống vùng đất Quảng Trị - nơi được coi là vùng “đất thép, đất lửa” này. Năm 2019, ông Chức đã chuẩn bị để xây dựng khu vực nhà bom này. Thế nhưng, dịch bệnh Covid-19 đã khiến ông phải hoãn lại niềm ấp ủ của mình.
Đầu năm 2023, ông cùng những người bạn tâm huyết đã quyết định thực hiện ý tưởng về nhà bom của mình. Nguyên vật liệu tạm thời được sử dụng từ chính những vỏ bom, đạn pháo ông Chức đã tìm kiếm được. Trên diện tích gần 300m vuông được thực dụng để dựng nhà bom, ông Chức đã sử dụng những vật liệu là đạn, bom, pháo...các loại để dựng nhà. Căn nhà làm hoàn toàn bằng bom được xây dựng trên một phần đất rộng chừng 10.000 m2 (thuộc xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).
Ông Chức cho biết, mỗi trụ cột có từ 4 - 6 vỏ bom, vỏ đạn kết nối với nhau bằng cách hàn xì kết dính. Riêng phần nhà bom, diện tích khoảng 300m2, với hơn 30 dãy cột nhà được làm từ những quả bom rỗng ruột không còn thuốc nổ và kíp nổ. Có những vỏ bom nặng đến 600kg, việc gắn kết những khối bom lại sao cho thành những cột thẳng đứng thay cho vật liệu thông thường khác như gỗ, cột đúc xi-măng là vô cùng khó khăn.
Có những quả bom thường gọi là bom tấn, bom tạ... dù đã không còn thuốc bom bên trong nhưng nặng hàng trăm kg và chỉ có máy móc mới di chuyển được.
Một cột trụ 4 - 6 quả bom, đạn kết nối với nhau có trọng lượng lên tới cả tấn. Nhiều người đến tham quan ngôi nhà đều trầm trồ khi nhận thấy toàn bộ các cột của ngôi nhà được làm từ vỏ bom được hàn cố định lại với nhau tạo thành các cột to, nhỏ của ngôi nhà. Ở dưới là các vỏ bom tấn, tạ. Càng lên cao, kích thước vỏ bom càng nhỏ dần. Phía trên, mái nhà được lợp bằng lá cọ vừa mộc mạc vừa mát mẻ.
Số vỏ bom, đạn pháo còn lại được ông Chức trưng bày quanh ngôi nhà và sắp tới ông sẽ làm hàng rào xung quanh ngôi nhà bằng vỏ bom. Khi ngôi nhà hoàn thiện, ông đưa toàn bộ gia tài kỷ vật vô giá mà ông đã dày công thu thập hơn 20 năm qua vào trưng bày.
Bên trong “nhà bom” này, ông Chức trưng bày hàng ngàn kỷ vật chiến tranh, cùng tranh ảnh, trình chiếu phim tài liệu… để khách tham quan có cái nhìn tổng thể về cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Việt Nam.
Theo kế hoạch, ký ức Trường Sơn và ngôi nhà bom sẽ được khánh thành và đưa vào phục vụ người dân và du khách dịp 27/7 năm nay. Ngoài việc ngôi nhà bom được xây dựng nên từ hàng trăm quả bom và phế liệu chiến tranh khác, thì khuôn viên của khu vực này còn có những kiến trúc khác như bếp Hoàng Cầm, các khu vực tham quan khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
Trong số 5 người có chỉ số IQ cao nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại, Gia Cát Lượng chỉ có thể đứng cuối