Người duy nhất dám trước mặt Từ Hi Thái Hậu mắng người, thậm chí mắng xong Từ Hi còn không dám trị tội
Ảnh màu cực hiếm ghi lại cận cảnh lễ đăng cơ của Hoàng đế Phổ Nghi: Bức thứ 3 chứa chi tiết đắt giá / Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lấy liền 2 người em trai, kết hôn cận huyết nguy hiểm tới mức nào? Chỉ cần nhìn 4 người con của họ là đủ hiểu
Tháng 8 năm 1900, Lão Phật Gia Từ Hi nói mình muốn giống như các vị đế vương thời xưa đi vi hành ở Tây An, đem theo Quang Tự và các vương công đại thần rời khỏi kinh thành thẳng tiến về phía tây một cách rất hoành tráng. Đây là lời giải thích của Từ Hi cho việc rời kinh thành, người dân trong kinh thành nghe xong thì đều cười khẩy khinh bỉ: “Còn không phải là đi trốn sao mà còn nói là đi vi hành, nếu như liên quân của 8 nước đánh tới kinh thành, Lão Phật Gia như bà liệu còn có thể ngồi yên trên đống vàng mà hưởng phúc như trước kia nữa hay không?”
Ảnh minh họa.
Từ Hi thích sĩ diện, đương nhiên sẽ không chịu thừa nhận chuyến đi ấy là chuyến đào vong của tầng lớp thống trị. Một mặt, quân Thanh của phái Từ Hi phối hợp với người phương tây tiêu diệt Nghĩa Hòa Đoàn. Mặt khác lại cử Lý Hồng Chương - người chuyên gánh tội thay bà đi đàm phán cầu hòa với người phương Tây. Dựa vào việc cắt đất của tổ tiên chia cho người phương Tây, Từ Hi coi như đã đổi lấy được sự yên ổn cho kinh thành, có thể chuẩn bị hồi cung được rồi.
Giải quyết xong vấn đề đối ngoại, tâm trạng của Từ Hi lúc này cực kỳ tốt, thế nên đã đề nghị đưa Quang Tự và quần thần đi Biện Lương (hay còn gọi là phủ Khai Phong) để du lịch, tiện thể đi thắp nhang ở chùa Tướng Quốc để tẩy hết xui xẻo. Chỉ ý của Lão Phật Gia là đưa tới Khai Phong, đúng là kinh khủng, người ở Phủ Khai Phong tất bật tối ngày, lập tức dán cáo thị.Thánh thượng giá đáo, tất cả mọi đường lớn đều phải trải thảm đỏ, nhà nhà đều phải treo đèn rực rỡ. Tất cả trai gái già trẻ trong toàn thành đều phải ra phố, tay giơ cao đèn đuốc đứng bên đường nghênh giá. Cho dù là người giàu hay người nghèo, mỗi một người trong thành dều phải quyên góp 2 lượng bạc để làm quà dâng lên Lão Phật Gia.
Thậm chí, nếu có kẻ chống lại mệnh lệnh thì đều phải nghiêm trị. Chính sách này vừa được ban bố ra thì mọi người dân trong thành ai cũng phải khóc thét lên. Cái khác thì không nói nhưng mỗi người 2 lượng bạc, số tiền lớn như vậy lấy ở đâu ra? Người nghèo trong thành không thể chấp nhận chính sách vô lý như vậy của chính quyền, lần lượt tới chùa Tướng Quốc cầu Phật, mong rằng Bồ Tát có thể phù hộ cho người dân của phủ Khai Phong có thể độ qua kiếp này.
Sư trụ trì của chùa Tướng Quốc Trí Thanh thấy bất bình và phẫn nộ với xã hội ngày càng thối nát của triều đình nhà Thanh, ông không nỡ nhìn thấy người dân phủ Khai Phong phải chịu đựng gánh nặng khổ cực như vậy, thế nên đã tìm tới tri phủ, thương lượng với hắn. Thầy Trí Thanh đã nói: “Chẳng phải là quà sao, mỗi người dân 2 lượng bạc thì có thể góp lại được bao nhiêu? Có thể làm được báu vật gì để tặng đây? Thế này đi, thí chủ không cần bắt dân nộp tiền nữa, chuyện này bần tăng sẽ một mình gánh vác, lão tăng sẽ hiến tặng vật bảo trấn tự, thí chủ cũng không cần phải ép tiền của người dân nữa”.
Tri phủ nghe xong, gật đầu lia lịa, khi ấy vừa trải qua chiến loạn xong, người dân ai cũng sắp gầy thành que củi rồi, lấy đâu ra mà ép thêm được gì nữa? Nhưng chùa Tướng Quốc kia lại có báu vật, chắc chắn sẽ có thể khiến Lão Phật Gia hài lòng. 2 ngày sau, đoàn xe dài tít tắp của Từ Hi đã tiến vào thành Khai Phong, người dân trong thành quỳ rạp không dám ngẩng đầu, dưới sự chỉ đạo của tri phủ đã hô vang “vạn tuế”.
Lão Phật Gia không ở lại trong thành quá lâu mà đi thẳng tới chùa Tướng Quốc. Thầy trụ trì Trí Thanh khoác bộ áo cà sa đỏ rực rỡ dẫn đầu chúng tăng đứng ở cửa núi quỳ sẵn chờ đợi. Từ Hi bước xuống xe đi tới, nhìn thấy đám hòa thượng đang quỳ trên đất đã nói với Trí Thanh rằng: “Đều là đệ tử trong một nhà, không cần câu nệ lễ nghi, mau bình thân”. Từ Hi tự xưng là Lão Phật Gia, đương nhiên là thụ mệnh là đệ tử Phật Giáo. Thế nên bà nghĩ chùa Tướng Quốc giống như là họ hàng thân thích vậy, các hòa thượng đều là “Đệ tử trong một nhà”.
Sau một hồi nói khách sáo, Trí Thanh nói với Lão Phật Gia: “Chùa chúng thần có một báu vật khai sơn, hôm nay sẽ đem vật báu này dâng lên Thái Hậu, mong Lão Phật Gia trân quý”. Từ Hi trước giờ luôn thích hư vinh, cực kỳ đam mê với các thứ đồ “báu vật”. Thế nên bà nói: “Đều là đệ tử Phật môn, lại còn là báu vật chùa Tướng Quốc, sao ta dám không trân quý?”. Lý Liên Anh tiến lên phía trước, đón lấy một hộp gỗ được phủ khăn vàng lên. Từ Hi cực kỳ tò mò về món quà ấy, mở chiếc khăn vàng ra, chẳng ngờ bên trong lại toàn là hoàng thổ (loại đất màu vàng), trên mặt đất còn trồi lên vài mâng gừng non.
Trí Thanh nói: “Lão Phật Gia, đây chính là báu vật của chùa Tướng Quốc, “Nhất đồng khương sơn” (trong tiếng Hán đồng âm với “thống nhất giang sơn”). Nếu như Từ Hi là một người đàn ông thì chắc chắn món quà này sẽ hoàn toàn hợp ý của bà. Vì thống nhất thiên hạ chính là việc của hoàng đế nam, hoàn toàn là điều thích hợp. Nhưng vị trí thống trị của Từ Hi lại không hề chính đáng, hoàn toàn bất chính, bà mượn cái danh hão của vua Quang Tự để kiểm soát triều chính.
Ít nhất trên danh nghĩa, Từ Hi vốn dĩ không hề có tư cách “thống nhất giang sơn”, thế nên trong lòng Từ Hi cực kỳ phẫn nộ, biết rằng tên hòa thượng Trí Thanh này đang châm biếm mình. Thế nhưng, do sĩ diện, bà không hề nói rõ ra, chỉ thể hiện ra ánh mắt sắc bén lườm Trí Thanh, nói với ông rằng: “Vật này quá quý báu, đường về kinh quá xa xôi, thế nên đành tạm thời để vật báu này ở lại trong chùa vậy”. Còn chưa thắp nhang bái Phật, Từ Hi tuy muốn làm khó phương trượng nhưng lại không có cớ để làm việc đó. Thế nên đã kêu đám hạ nhân dìu mình đi tới bảo điện Đại Hùng.
Chỉ thấy bảo điện này trang nghiêm, phía trên có treo một tấm biển, trên đó viết “Cổ Biện Danh Lam”. Từ Hi nghĩ bụng, đây đúng là cơ hội tốt mà ông trời ban cho, xem lão già trọc đầu nhà ngươi còn dám huênh hoang nữa không. Từ Hi cho gọi Trí Thanh tới, nói với ông rằng: “Ngươi đã biết tội của mình chưa?”. Trí Thanh không hiểu đầu đuôi thế nào, quỳ gối hỏi: “Bần tăng ngu dốt, mong Lão Phật Gia chỉ bảo”. Lý Liên Anh lập tức đứng ra, chỉ vào chữ “Lam” trên tấm biển nói: “Tên hòa thượng trọc đầu nhà ngươi giỏi lắm, dám phạm húy thế này, người đâu, mau bắt tên hòa thượng này lại”.
Một chữ "Lam" thì phạm húy cái nỗi gì? Trong Phật giáo, “Lam” có nghĩa là nơi sinh sống của các “tỉ khâu” (người khất thực). Tuy nhiên, Từ Hi có biệt danh là Lam Nhi, thế nên chữ này đã trở thành phạm húy. Dựa theo lễ pháp phong kiến, chỉ cần là tên của người thống trị thì người đân đều phải tránh, cấm không được phép sử dụng. Ấy vậy mà trùng hợp là trên tấm biển này lại có chữ “Lam” đã trở thành cái cớ để Từ Hi bắt bẻ làm khó Trí Thanh.
Trí Thanh đứng nguyên chỗ cũ cũng không nói gì. Thế nên Từ Hi đã đi về phía ông, giả vờ giả vịt nói rằng: “Đệ tử cũng là người trong Phật môn, thế nên ta không muốn gán tội cho ngươi. Tuy nhiên, quốc có quốc pháp, gia có gia quy, tránh kị húy là quy định do tổ tiên Đại Thanh đặt ra. Nơi đây là chốn thanh tịnh của Phật, không được đại khai sát giới, thế nên ngươi tự tìm cách kết liễu mình đi. Ta thấy trước đại điện có hồ phóng sinh là một nơi phong thủy khá tốt, ngươi ở đó mà kết liễu đi”.
Trí Thanh nghe xong, chỉnh lại áo cà sa trên người, lạy trời xanh một lạy, sau đó đứng bên cạnh hồ phóng sinh, nhảy xuống hồ tự vẫn. Tên hòa thượng này cũng thật là biết nghe lời, lão yêu bà Từ Hi bắt ông nhảy xuống hồ tự tử ông cũng không hề do dự mà nhảy xuống luôn. Nhưng nào ngờ, chẳng bao lâu sau thì Trí Thanh lại trồi lên, bò lên từ hồ phóng sinh, đến trước mặt Từ Hi quỳ xuống.
Từ Hi đương nhiên phẫn nộ vô cùng, cho rằng Trí Thanh đang chơi mình một vố, tức giận nói: “Tên Trí Thanh nhà ngươi giỏi lắm, còn dám chống lại ý chỉ. Người đâu, đem hắn đi chém đầu cho ta!”. Nào ngờ, lời của Lão Phật Gia còn chưa dứt thì Trí Thanh đã nói thâm thúy: “Lão Phật Gia, bần tăng nào dám chống lại thánh chỉ. Chỉ là bần tăng sau khi chết, đến cầu Nại Hà, một người đã chặn thần lại không cho thần chết. Không có cách nào, bần tăng chỉ có thể trở lại chốn dương gian”.
Từ Hi cười lạnh hỏi ngược lại: “Rõ ràng là ngươi không muốn chết, vậy ngươi nói thử xem người chặn ngươi lại không cho ngươi chết là ai?”. Trí Thanh nói: “Khởi bẩm Lão Phật Gia, người này chính là tiên đế Càn Long Gia. Tiên đế nói với bần tăng, tấm biển này là do ngài ấy ban, thế nên không bị coi là phạm húy, tha tội cho tiểu tăng, lệnh cho tiểu tăng trở về chốn dương gian”. Từ Hy vốn đã mê tín quỷ thần, nửa tin nửa ngờ hỏi tiếp: “Nếu như là tiên đế tặng, vậy có còn để lại dấu ấn gì không?”.
Trí Thanh trả lời: “Khi ấy thời Càn Long thịnh thế, quốc thái dân an, tứ hải thần phục, tiên đế gia gia đã nhiều lần tới thăm Khai Phong, đến bổn tự thắp nhang. Càn Long Gia thấy hương hỏa trong chùa đỉnh thịnh, tăng nhân cũng tu trì thành khẩn, thế nên đã đích thân đề ra tấm biển này. Chỉ là tiên đế khi ấy là vi phục xuất tuần, không tiện để lại danh húy”.
Từ Hi nghe mà gật đầu lia lịa, cũng tin sái cổ, lại hỏi tiếp: “Tiên đế đã vi phục xuất tuần thế sao ngươi vẫn biết đó là ngự bút của ngài?”. Trí Thanh nói: “Ban đầu chúng tăng trong chùa đều không biết, chỉ là sau đó tiên đế đã triệu kiến tuần phủ Hà Nam và nhắc tới chuyện này. Tuần Phủ đã nói cho chúng tăng trong chùa, sau đó đem tấm biển này treo ở nơi bắt mắt nhất trong bảo điện Đại Hùng để làm rạng danh nhà chùa”.
Để xác nhận lời Trí Thanh nói có đúng sự thật hay không, Từ Hi đã quay người sang hỏi tri phủ đứng sau lưng. Tri phủ trả lời: “Tấm biển này quả thực là do vua Càn Long ban, trên chí thư cũng có ghi chép, xin hãy chờ thần đi lấy, Lão Phật Gia chỉ cần nhìn là biết”. Từ Hi thấy Trí Thanh nói không sai, biết mình không làm gì được nữa cũng không biết phải giải quyết như thế nào. Lý Liên Anh thấy Lão Phật Gia tiến thoái lưỡng nan, lập tức đứng ra giải vây, nói: “Trí Thanh đại sư xin đừng để ý, lúc trước chỉ là Lão Phật Gia đùa với ngài thôi”.
Trí Thanh cười nói: “Hồi nãy tiên đế ở cầu Nại Hà nói với bần tăng rằng, đúng là không biết tên ranh con nào dám trêu đùa lão tổ tông ta, ngay cả ngự bút của trẫm mà cũng không nhận ra?”. Từ Hi nghe vậy, sắc mặt đanh lại, biết rõ Trí Thanh đang mượn tiên đế để chửi mình. Nhưng sự việc đã rồi, bà có thể hạ mình truy cứu Trí Thanh nữa sao? Trí Thanh nghĩ bụng, bây giờ có đầy đủ văn võ bá quan và chúng tăng, đánh một cái bạt tai đau điếng vào mặt lão bà coi như là đã sả giận cho người dân trăm họ.
Lúc này, nếu như còn tiếp tục bỡn cợt Từ Hi nữa thì khó tránh khỏi hậu họa sau này, đến lúc đó sẽ chẳng thể thoát được một cách êm đẹp như này nữa rồi. Chi bằng cho hai bên đường lui: “Hồi nãy tiên đế có căn dặn bần tăng rằng nếu bần tăng có gặp Thái Hậu, giang sơn mà tổ tiên lập lên không dễ dàng gì, ngài đem tấm biển này ban cho Thái hậu, mong người có thể thuận theo thiên mệnh lòng dân, như vậy mới có thể thống nhất giang sơn".
Tuy lời nói của Trí Thanh đầy ẩn ý, nhưng dù sao cũng đã cho Từ Hi một đường lui giải vây, bà nói: “Bổn cung nhất định sẽ không phụ lòng tiên đế, nhưng tấm biển này tốt nhất vẫn là để lại cho nhà chùa, bổn cung chỉ mang chữ “Lam” đi, để nó mãi mãi ở lại đây”. Tuy Từ Hi nói có vẻ dễ nghe, nhưng trong lòng lại rối như là tơ vò. Từ Hi thường xuyên bị người đời mắng chửi, nhưng đều chỉ là âm thầm sau lưng, hôm nay lại bị một tên hòa thượng vả mặt ngay trước văn võ bá quan trong triều.
Vốn dĩ tới chùa Tướng Quốc thắp nhang để cầu tâm an, ấy vậy mà bây giờ lòng lại khó mà yên ổn được, biết thế thì chẳng đến đây nữa. Từ Hi đành đi về với một bụng khó chịu, Trí Thanh và các chúng tăng lại trở về với cuộc sống an ổn ngày thường. Người dân ở Khai Phong nghe được chuyện này đều vô cùng cảm kích trụ trì Trí Thanh. Nhưng do người tới thăm viếng quá nhiều, thế là thầy trụ trì dứt khoát không gặp ai hết. Người có lòng thì tới bảo điện Đại Hùng, nhìn 3 chữ còn lại trên tấm biển, đem câu chuyện ấy kể lại cho người sau và sau cùng trở thành câu chuyện như hôm nay.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ