Người Neanderthal tuyệt chủng vì mắt quá to?
Mẫu hóa thạch người tiền sử thách thức thuyết tiến hóa hiện nay / Siêu máy tính tìm ra nguyên nhân tuyệt chủng của người Neanderthal
Hộp sọ của người Neanderthal 9trasi) cho thấy hốc mắt của họ lớn hơn nhiều so với hốc mắt của người hiện đại - tổ tiên của chúng ta. Ảnh: BBC |
Theo báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B Journal, người Neanderthal là họ hàng gần gũi với người hiện đại (Homo Sapien), từng sinh sống ở châu Âu cách đây khoảng 250.000 năm. Hai giống người đã cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau một thời gian ngắn cho tới khi người Neanderthal bị tuyệt chủng cách đây khoảng 28.000 năm, một phần do kỷ băng hà.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra giả thuyết rằng tổ tiên của người Neanderthal từng rời bỏ châu Phi và phải thích nghi với ban đêm dài hơn, tăm tối hơn cũng như ban ngày u ám hơn ở châu Âu. Kết quả là, người Neanderthal đã tiến hóa đôi mắt to hơn và vùng xử lý thị giác lớn hơn nhiều ở phía sau não của họ.
Trong khi đó, do vẫn lưu lại châu Phi, người Homo sapien tiếp tục được tận hưởng những ngày tươi đẹp, sáng sủa và vì vậy không cần phải có sự biến đổi để thích ứng như trên. Thay vào đó, tổ tiên của chúng ta đã phát triển thùy trán – vùng não gắn với tư duy cấp độ cao hơn, trước khi vươn ra khắp toàn cầu.
Sau khi so sánh hộp sọ của 13 người Neanderthal và 32 người Homo sapien, nhà nghiên cứu Eiluned Pearce đến từ Đại học Oxford (Anh) nhận thấy, người Neanderthal sở hữu hốc mắt to hơn đáng kể, trung bình dài hơn 6mm tính theo chiều từ trên xuống dưới.
Mặc dù sự khác biệt kích thước mắt này có vẻ nhỏ nhưng bà Pearce khẳng định, nó đủ để người Neanderthal phải điều động nhiều phần của bộ não hơn để xử lý thông tin thị giác.
“Do người người Neanderthal tiến hóa để thích nghi với môi trường ở cao hơn, bộ não của họ phải dành nhiều phần cho thị giác và việc kiểm soát cơ thể hơn, khiến bộ não còn ít chỗ hơn cho các chức năng khác chẳng hạn như mạng xã hội”, bà Pearce nhấn mạnh.
Quan điểm này nhận được sự đồng tình của Giáo sư Chris Stringer, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu và cũng là chuyên gia về nguồn gốc loài người tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Anh.
“Chúng tôi rút ra kết luận rằng, người Neanderthal sở hữu vùng tri giác nhỏ hơn trong bộ não và điều này có thể đã hạn chế họ, kể cả khả năng hình thành các nhóm cư dân lớn hơn. Nếu bạn sống trong một cộng đồng lớn hơn, bạn cần có một bộ não lớn hơn để xử lý tất cả các mối quan hệ phát sinh thêm”, giáo sư Stringer lý giải.
Việc cấu trúc não tập trung nhiều hơn vào chức năng thị giác cũng có thể đã ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo và thích ứng với kỷ băng hà của người Neanderthal. Điều này được cho là đã góp phần dẫn tới sự tuyệt chủng của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù