Người nông dân hút cạn ao để bắt cá, phát hiện cảnh tượng ngỡ ngàng dưới đáy ao: Không có tôm cá nhưng có một kỳ quan!
Tuyệt chiêu “độc xà thám nguyệt” của võ Việt / Đây là loại quả "lừa đảo" , bên ngoài giống xoài mà không phải xoài, vị ngon không tưởng
Vào đầu năm 1992, một người dân ở một ngôi làng ở làng Thạch Nham Bối thuộc huyện Du Lũng tỉnh Chiết Giang đã vô tình bắt được một con cá khoảng 19 cân trong một hồ nước ở gần nhà. Một số người dân tin rằng chắc chắn sẽ trong hồ sẽ có nhiều con cá lớn tương tự. Vì vậy, dân làng bắt đầu sử dụng máy bơm để rút nước nhằm bắt cá.
Với 4 máy bơm hoạt động ngày đêm, sau 17 ngày, cuối cùng nước trong ao nhỏ đã được rút cạn. Điều khiến mọi người cảm thấy lạ lùng là không có tôm cá, hiện ra trước mắt mọi người là một hang động ngầm khổng lồ và kỳ vĩ.
Hệ thống hang động dưới lòng đất có tổng cộng 7 hang lớn, vị trí được sắp xếp như hình 7 ngôi sao chòm sao Bắc Đẩu hay còn được gọi là hình "Bắc Đẩu Thất Tinh". Những hang nhỏ có diện tích khoảng 1.000 mét vuông và những hang lớn có thể lên đến khoảng 3.000 mét vuông.
Ngay sau đó, phát hiện của dân làng Thạch Nham Bối đã gây chấn động khắp cả nước.
Thông qua điều tra nghiên cứu, chuyên gia xác định đây là một công trình nhân tạo dưới lòng đất được xây vào khoảng năm 212 trước Công nguyên, thật khó có thể tưởng tượng được nó được xây dựng như thế nào vào thời điểm này.
Hang đá Du Lũng
Đến nay cụm quần thể hang động này được biết đến với tên gọi hang đá Du Lũng. Trải qua hơn 20 năm nghiên cứu nhưng sự ra đời của hang đá khổng lồ này vẫn đang còn là gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học và khảo cổ.
Trong hang Du Lũng có những cột đá lớn phân bố đều nhau, những cột đá này nối liền sàn với đỉnh hang cho thấy kiến trúc tinh xảo khiến người đương thời rất đáng nể phục.
Vách đá của hang số 1 có những hình chim, ngựa và cá và trong hang số 2 lại phát hiện tường được chạm khắc những hình ảnh giống như những tia chớp. Đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể tìm ra mối liên quan giữa những hình ảnh này với bất kỳ một nền văn hóa nào của Trung Quốc.
Một số chuyên gia khảo cổ cho rằng hang đá Du Lũng là lăng mộ hoặc cung điện của các hoàng đế thời xưa, nhưng ý kiến phản bác lại cho rằng hầu hết các vị vua khi mất đều chôn theo rất nhiều đồ tùy táng.
Trong khi đó, không phát hiện bất cứ di tích văn hóa nào tại hang động này nên rất khó để thuyết phục mọi người đây là lăng mộ của giới hoàng tộc.
Đồng thời trần và tường của hang động khá sạch và hoang sơ, không có bất kỳ họa tiết nào được vẽ lên; bậc thang nguyên sơ của hang động cách nhau một khoảng cách lớn, gây khó khăn cho việc di chuyển nên rất khó có thể là nơi sinh sống của nhà vua.
Chính sự bí ẩn của cụm quần thể hang động đã thu hút rất nhiều khách tham quan đến với nơi đây. Các chuyên gia cũng thường xuyên ghé thăm nơi đây với hi vọng có thể tìm ra câu trả lời thích đáng cho sự xuất hiện của hang động hùng vĩ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?