Người Việt có bộ sưu tập gốm sứ lớn nhất Đông Dương: 100 nghìn món, có món hơn 31 tỷ nhưng từ chối bán
Phát hiện rùng rợn bên trong hang động dài 1.500m: 'Kẻ sưu tập hàng trăm nghìn bộ xương' lộ diện / Khám phá bí ẩn bộ sưu tập cổ vật của trùm phát xít Hitler
Bộ sưu tập gốm sứ của Ông Đinh Công Tường hiện đang được cất giữ tại ngôi nhà 3 tầng 600 m2 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Quận 12, TP.HCM). Sau hơn 30 năm tìm kiếm khắp cả nước, ông đang là kỷ lục gia được công nhận có số lượng gốm sứ cổ lớn nhất Đông Dương. Một trong những món đồ đắt đỏ nhất phải kể đến chiếc ang Càng Long quý hiếm có giá ước lượng hơn 1,7 triệu USD.
“Đây là món đồ cổ có một trong hai mà tôi sở hữu. Tại một sàn đấu giá đồ cổ ở nước ngoài, chiếc ang Càng Long nhỏ hơn của tôi từng được trả với mức giá 1,7 triệu USD. Món này của tôi giá chắc chắn cao hơn, nhưng tôi quyết định không bán mà giữ lại để lưu truyền cho đời sau”, ông Tường chia sẻ.
Bên cạnh đó, giới sưu tầm đổ cổ không ai không biết đến bức tượng thần đèn từ thời Lý - thuộc một trong những loại đắt tiền nhất trong kho đồ cổ của ông Tường. Được biết, khi đào lên, người ta phát hiện hai bức tượng. Một bức hiện đang ở Kon Tum, bức còn lại do ông Tường sở hữu.
Bên cạnh đó, ông Tường còn sở hữu chiếc Kendy - một loại bình rượu cổ xuất hiện phổ biến từ thời nhà Minh, thuộc dòng gốm Chu Đậu. Từng được một người Pháp ngỏ ý mua với giá 8 tỷ nhưng ông đã từ chối bán.
Ngoài ra, năm 2022, ông còn sưu tầm được bộ bình hình hổ thuộc dòng gốm Biên Hòa nổi tiếng. Hay những tấm kính bằng đồng hơn 3000 năm được ông Tường sưu tầm và sắp xếp gọn gàng. Mặt bên trong của tấm kính rất bóng, được dùng để soi khi chải đầu.
“Những nhà sưu tập từ nước ngoài hỏi tôi rằng làm sao tôi có thể sưu tập đủ các món đồ trải dài hàng thế kỷ. Tôi chỉ trả lời rằng để sưu tập được, tôi cần phải am hiểu thật nhiều lịch sử, biết kỹ và rõ từng cổ vật. Ngoài ra còn phải biết phân biệt đồ thật - giả”, ông Tường cho hay.
Nói về việc bảo quản đồ cổ hay cách phân biệt đồ cổ giả, ông Tường chia sẻ rằng:“Bảo quản các cổ vật hơn nghìn năm rất khó, vì đa phần khi mua về nhà, chúng đã bị oxi hoá. Đối với nhiều loại, tôi còn phải xem từng chi tiết về rêu để phân biệt với đồ giả. Bởi những tay buôn đồ giả thường đổ axit để cổ vật lên màu rêu. Tuy nhiên, sau đó bề mặt cổ vật sẽ có những chỗ bị phồng lên. Đó là cách để kiểm tra xem có nên mua hay không một món đồ được gọi là cổ”.
Không chỉ có đồ cổ Việt, ông Tường còn có những gian phòng riêng dành cho các loại gốm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp… với niên đại từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 20.
Năm 2017, ông Tường được Tổ chức Kỷ lục Đông Dương tại Việt Nam trao tặng bằng kỷ lục Đông Dương về bộ sưu tập “Gốm sứ xưa và nay nhiều nhất Đông Dương".
Trước đó, ông cũng từng xác lập 3 kỷ lục Việt Nam:Người sở hữu bộ sưu tập lộc bình xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 chiếc (năm 2014); Người sở hữu bộ sưu tập đĩa cổ xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2015) và Người sở hữu bộ sưu tập bát (tô) cổ số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2016).
Sở hữu một bộ sưu tập lan rừng quý hiếm, được xem là có một không hai ở Việt Nam, nhiều đại gia chơi hoa lan đã ngỏ ý mua lại khu rừng nhưng ông đều từ chối bán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?