Phát hiện bộ sưu tập tranh chân dung xác ướp quý hiếm ở Ai Cập
Xác ướp tiết lộ cái chết đau đớn của vị Pharaoh trên chiến trường / Trả giá đắt khi 'đánh thức giấc ngủ ngàn năm' của xác ướp
Thành phố Philadelphia, cách thủ đô Cairo khoảng 120 km về phía tây nam, là nơi sinh sống của cả người Ai Cập và Hy Lạp. Philadelphia được thành lập trong thời kỳ Ptolemaic (304 TCN đến 30 TCN) với chức năng chính là sản xuất và xuất khẩu nguồn cung cấp thực phẩm choVương quốc Ai Cập.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hai bức chân dung hoàn chỉnh cùng nhiều bức chân dung bán hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh.
Basem Gehad - Trưởng nhóm khai quật cho biết: “Những người được chôn cất cùng bức chân dung đắt tiền như vậy ở Philadelphia chắc chắn thuộc tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu”. Các bức tranh có khả năng được vẽ bởi họa sĩ đến từ Alexandria, một thành phố của Ai Cập trên bờ biển Địa Trung Hải.
Các nhà khảo cổ hiếm khi tìm thấy chân dung xác ướp. Lần cuối những bức chân dung xác ướp được tìm thấy là vào những năm 1880. Những kẻ trộm mộ đã cướp phá các nghĩa trang cổ, bao gồm cả nghĩa trang của Philadelphia, để lấy chân dung xác ướp trong thế kỷ 19.
Susan Walker, người phụ trách của Bảo tàng Ashmolean tại Đại học Oxford, cho biết: “Các bức chân dung xác ướp La Mã bị lấy khi kẻ trộm mộ cướp phá nghĩa trang vào những năm 1880. Hầu hết chúng được bán cho nhà buôn và nhà sưu tập người Vienna Theodor Graf. Hiện nay, các bức chân dung được trưng bày trong bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu”.
Một xác ướp mới được khai quật tại khu chôn cất ở Philadelphia, Ai Cập. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.
“Những cuộc khai quật mới chắc chắn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khu chôn cất, nơi những xác ướp cổ đại được chôn cất cùng những bức chân dung”, Walker nói.
Ngoài chân dung xác ướp, các nhà khảo cổ còn tìm thấy tàn tích của một tòa nhà, nơi chôn cất xác ướp và một bức tượng mô tả nữ thần tình yêu Isis-Aphrodite.
Bên cạnh đó, họ còn khai quật được phần còn lại của tờ giấy cói chứa demotic (một kiểu chữ viết tay của người Ai Cập) và các tác phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp. Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết các tờ giấy cói này chứa thông tin về điều kiện xã hội, kinh tế và tôn giáo của những người sống trong khu vực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài vật chịu nhiệt tốt nhất thế giới, dùng dung nham núi lửa làm 'bể bơi', các nhà khoa học cũng khó lý giải nguyên nhân
Trong 'Tam quốc diễn nghĩa', Lưu Bị dùng kiếm, Quan Vũ dùng đao: Bí mật đằng sau cách chọn vũ khí này là gì?
CLIP: Cảnh săn mồi tàn khốc của rồng Komodo, ngựa hoang phải bỏ mạng trong sự đau đớn
Khám phá đám cưới của các bộ tộc châu Phi, cô dâu kêu cứu nhưng người nhà lạnh lùng nhìn
Tào Tháo và Lưu Bị ai thắng?
Tại sao không có cây xanh trong Tử Cấm Thành dù diện tích rất rộng?