Người xưa để đồ trong ống tay áo, tại sao đồ không bị rơi ra?
Tỉnh nào nhiều thị trấn nhất Việt Nam? / Báu vật Hòa Thân dâng tặng Càn Long vừa được đấu giá: Hé lộ lý do vua Thanh trọng dụng 'đệ nhất tham quan'
Câu trả lời vô cùng đơn giản, họ may túi ở bên trong cánh tay áo.

Ảnh minh họa.
Trước thời kỳ nhà Hán, người ta cũng may các loại túi ở bên ngoài với tác dụng là để tiền hay các vật nhỏ. Nhưng sau đó họ cho rằng may như vậy trông rất kỳ quặc, lộ liễu, do đó mà chuyển sang may bên trong. Nhưng may túi ở chỗ nào tiện nhất, thì chỉ có thể là ở cánh tay.

Ảnh minh họa.
Túi may trong cánh tay sẽ có kết cấu kiểu túi rộng, miệng túi hẹp và hướng luôn hướng lên trên, đảm bảo đồ vật không thể rơi ra ngoài. Cánh tay càng rộng thì may được túi càng rộng, càng đựng được nhiều đồ.
Miệng túi luôn hướng quay lên trên, do đó dù để tay theo tư thế nào đồ vật cũng sẽ không rơi ra ngoài.
Cánh tay áo của người xưa không chỉ dùng với mục đích che thông thường, mà còn để lau mồ hôi, che nắng, lau nước mắt, che mặt,… nhất là với mục đích thẩm mỹ, hoặc công cụ múa hát.
Bên cạnh đó, người xưa còn quan niệm rằng, những người mặc trang phục với ống tay rộng còn thể hiện họ là người có tiền, sống nhàn hạ, chỉ có những người làm việc nặng mới mặc áo có ống tay hẹp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bị sư tử truy sát và cái kết