Nhà bác học và chiến sỹ bắn tỉa 87 tuổi
Những vũ khí của Liên Xô khiến Phát xít Đức khiếp đảm trong Thế chiến II / Bí mật 'kinh hoàng' phía sau chuyện phi công Mỹ suýt gây chiến tranh hạt nhân với Liên Xô
Cuộc đấu tranh cho tự do, hoạt động khoa học, ba thập kỷ ngồi tù và lần ra mặt trận thực hiện nhiệm vụ của một chiến sỹ bắn tỉa khi đã ở tuổi 87- đấy chưa phải là tất các giai đoạn trên đường đời của nhà cách mạng và Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Nikolai Aleksandrovich Morozov (25/6 lịch Nga- tức 7/7/1854 – 30/7/1946). Ông hoàn toàn xứng danh là "con người đa năng" của thời đại chúng ta.
N.A. Morozov thời trẻ. Ảnh Vk.com/ club77885351 |
Những bước đi đầu tiên
Nhà bác học và nhà cách mạng tương lai N.A. Morozrv sinh năm 1854 tại điền trang Borok (tỉnh Yaroslavl) trong một gia đình có chồng là một chủ đất (địa chủ) và vợ vốn là một cựu nông nô.
Nikolai (Morozov) lúc nhỏ học tại gia, sau đó vào học tại Trường trung học Matxcova số 2. Tuy nhiên, tại trường trung học, Nikolai học kém ở đó và bị đuổi học và từ đó tự học tại nhà. Năm 1871, Morozov ghi danh và trở thành sinh viên tự do tại Trường Đại học Tổng hợp Matxcova.
Morozov - người đứng đầu Phong trào "Ruộng đất và Tự do". Ảnh: Bvi.rusf.ru |
Năm 1874, N.A. Morozov gia nhập Phong trào nhân dân mang tên Tchaikovsky . Cùng với các đồng chí của mình, anh thường xuyên đi đến các tỉnh lần cận và “ba cùng” với nông dân. Cũng trong năm đó, Morozov tới Thụy Sĩ để bảo vệ quyền lợi của Phong trào Tchaikovsky trên các diễn đàn quốc tế. Sau đó, ông gia nhập hàng ngũ của Quốc tế thứ nhất.
Năm 1875, Morozov trở về Nga và ngay lập tức bị bắt vì bị nghi là hoạt động cách mạng. Ba năm sau, vụ án mang tên “Vụ 193” được đưa ra xét xử, ngay sau phiên toà, Morozov đã được trả tự do- thời gian bị giam trước khi xét xử đã vừa đủ án tù tòa tuyên.
Nhà cách mạng trẻ
Sau khi bị giam và ra tòa, N.A. Morozov lại tích cực tham gia hoạt động cách mạng, nhưng hoạt động bí mật. Sau đó không lâu, anh gia nhập tổ chức “Ruộng đất và Tự do”, và tiếp theo đó đã trở thành một trong những người lãnh đạo tổ chức và thư ký tòa soạn tờ báo cùng tên của tổ chức này.
A.N.Morozov trong những năm 80 thế kỷ XIX . Wikimedia Commons |
Năm 1879, Morozov cùng các đồng chí của mình thành lập tổ chức "Ý chí nhân dân". Tổ chức này có tôn chỉ cần tiến hành một cuộc đấu tranh cấp tiến và chuẩn bị các "hành động" thích hợp. “Ý chí nhân dân” đã thực hiện một số vụ mưu sát Hoàng đế Alexander II- có sự tham gia trực tiếp của N.A. Morozov.
Tuy nhiên, vào năm 1880, Morozov bất đồng quan điểm với các đồng chí của mình và ra nước ngoài. Nguyên nhân dẫn đến bất đồng- quan điểm về vai trò của khủng bố trong đấu tranh chính trị. Các đồng chí của Morozov cho đó là một biện pháp cực đoan, không nên sử dụng trong tương lai trong khi Morozov bảo vệ quan điểm cho rằng đó là một công cụ sức mạnh bình thường và cần sử dụng thường xuyên.
Một trong những buồng giam của pháo đài Shlisselburg, nơi Morozov từng thụ án. Ảnh: Wikimedia Commons |
Tháng 1/1881, N.A. Morozov cùng vợ bí mật trở về Nga và bị bắt ngay. Một năm sau đó, anh bị toà kết án tù chung thân. Thời gian đầu, Morozov thụ án trong Pháo đài Petropavlovsk, còn từ năm 1884- chuyển sang pháo đài Shlisselburg. Chính cái biệt danh “Morozov Shlisselburgsky” của ông gắn liền với thời kỳ này.
Nhà bác học đa ngành
Nhưng N.A. Morozov không bị mất tình thần và không để lãng phí thời gian. Có điều kiện tiếp cận với các tài liệu khoa học, ông lao vào tự học. Nhà cách mạng bị cầm tù này đã nghiên cứu ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, và đã viết rất nhiều công trình khoa học.
Đến thời điểm bất ngờ được trả tự do, Morozov đã học và sử dụng thành thạo 11 ngoại ngữ, hoàn thành 26 tập (!) bản thảo về các chủ đề khác nhau, trong đó có các vấn đề cấp bách thời kỳ đó thuộc các chuyên ngành khoa học khác nhau.
Morozov cùng vợ Ksenia Alexandrovna, 1910. Ảnh: Wikimedia Commons |
Nga Hoàng công bố lệnh ân xá ngày 28/10/1905 và Morozov được trả tự do. Ra tù, anh mang theo rất nhiều bản thảo các công trình nghiên cứu khoa học và khối kiến thức đồ sộ trong rất nhiều lĩnh vực tích lũy được trong tù. Hoàn toàn có quyền nói rằng sau thời gian ở tù, N.A. Morozov đã trở thành một trong những người có học thức sâu rộng nhất và uyên bác nhất thời bấy giờ.
Sau khi ra tù, vị viện sỹ tương lai chủ yếu làm công tác nghiên cứu khoa học, tuy vậy vẫn không quên cuộc đấu tranh giành tự do cho nhân dân. Ông đã cố gắng để xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học của mình, và kết hôn. Năm 1909, Morozov nhận lời và trở thành chủ tịch Hội đồng Hội những người yêu nghiên cứu thế giới (ROLM). Ông giữ cương vị này cho đến khi ROLM giải tán vào năm 1932.
Nhà bảo tàng tại Borka. Phòng làm việc của N.A. Morozov. Ảnh: Wikimedia Commons |
Trong những năm 1911-1912. Morozov lại phải vào tù. Tuy nhiên, vào đầu năm 1913, lại được ân xá,– và đây cũng là lần tù tội cuối cùng của ông. Đến lúc này (1913), khi ở tuổi 59, N.A. Morozov đã có 30 năm ngồi tù.
Nhà cách mạng sau Cách mạng (Tháng Mười)
N.A. Morozov đón nhận các sự kiện năm 1917 (Cách mạng Tháng Mười Nga-ND) với sự nhiệt tình, mặc dù ông không chia sẻ quan điểm với những người Bolshevik. Bất chấp những bất đồng với chính quyền mới, nhà khoa học nổi tiếng vẫn tiếp tục các hoạt động của mình và thậm chí còn được giao giữ các cương vị mới và các chức danh khoa học mới.
Năm 1918, Morozov được bổ nhiệm làm giám đốc Viện Khoa học Tự nhiên (ENI) mang tên P.F. Lesgaft. Ông giữ cương vị này đến tận cuối đời. Theo sáng kiến của giám đốc mới, Viện bắt đầu xuất bản các công trình khoa học về những vấn đề khác nhau trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Trong các cuốn sách khoa học này, các nhà khoa học Nga Xô Viết đã đưa ra các lý thuyết tiên tiến trong lĩnh vực cấu trúc vật chất, khám phá vũ trụ v.v. Sau này, những hoạt động N.A. Morozov và các đồng nghiệp tại ENI đã được các nhà khoa học hàng đầu trong nước và trên thế giới đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, riêng phần nghiên cứu lịch sử và các học thuyết về lịch sử của ENI lại không được giới học thuật hàn lâm ủng hộ.
Năm 1932 - N.A. Morozov được bầu là Viện sỹ hàn lâm danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Ảnh: MilitaryEx.ru |
Năm 1932, chính quyền thành phố Leningrad đóng cửa ROLM do Morozov làn chủ tịch. Trước đó đã có một cuộc điều tra và “phát hiện” ra một “nhóm phản cách mạng” trong tổ chức này. Khác với một số đồng nghiệp, N.A. Morozov sau đó không bị vào tù, tuy có phải về làng Borok của mình sống trong một thời gian. Cũng vào giai đoạn này Morozov được bầu làm Viện sỹ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Sau giai đoạn này, nhà bác học lại tiếp tục công việc nghiên cứu của mình.
Lính bắn tỉa 87 tuổi Morozov
Ở tuổi 85, N.A. Morozov bắt đầu đam mê môn bắn súng quân dụng. Năm 1939, ông đăng ký tham gia OSOAVIAHIM (một tổ chức chính trị- xã hội của Liên Xô: “Hội hỗ trợ quốc phòng, xây dựng ngành hàng không và ngành hóa học, tồn tại từ năm 1927-1948-ND), theo học các khóa bắn tỉa.
Dù tuổi đã cao, nhà cách mạng – nhà bác học này đã tỏ ra rất có năng khiếu bắn tỉa và thường xuyên đến trường bắn để luyện thành thục kỹ năng bắn tỉa của mình.
Ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga / ras.ru |
Sau khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, nhà bác học già Morozov, khi đó đang làm việc tại Leningrad, đã viết đơn gửi hội đồng quân sự xin ra chiến đấu ngoài mặt trận. Vì lý do tuổi cao, ông bị từ chối. Tuy nhiên, nhà bác học- chiến sỹ bắn tỉa Morozov vẫn liên tục gửi đơn và thậm chí “đe” là sẽ “gửi đơn lên cấp cao nhất” (tức Stalin-NF).
Năm 1942, Hội đồng quân sự (Leningrad) đành “đầu hàng” và gọi N.A. Morozov nhập ngũ. Tuy nhiên, ông chỉ được phép ra trận trong “cương vị” là lính bắn tỉa trong đúng một tháng. Ngay sau khi nhập ngũ, ông được phân về một đơn vị của Phương diện quân Volkhov.
Viện sỹ Morozov ngoài thiên nhiên. Ảnh: Militaryexp.ru |
Mặc dù tuổi đời đã “rất cứng”,nhưng “tân binh”Morozov dã tỏ ra là một chuyên gia bắn tỉa thực thụ. Chiến sỹ bắn tỉa này thường xuyên đến các trận địa hỏa lực và đi “săn” kẻ thù. Là một nhà khoa học, nên trước mỗi phát bắn, ông đã thực hiện tất cả những tính toán cần thiết rất cẩn thận- và đã bắn không trượt một phát nào.
Trong chỉ một tháng công tác nói trên, N.A. Morozov đã diệt 10 lính và sỹ quan chỉ huy của kẻ thù.
Đúng sau một tháng, nhà khoa học được đưa trở lại hậu phương và trên yêu cầu ông tiếp tục công tác nghiên cứu khoa học. Tuy vậy, N.A. Morozov lại viết đơn xin được trở lại mặt trận. Nhưng lần này, nguyện vọng trên đã không còn được đáp ứng.
Một trong những công trình khoa học của N.A. Morozov có ảnh hưởng tới ngành khoa học vũ trụ Xô Viết. Ảnh: Livelib.ru |
Sau khi Leningrad được giải vây, Viện sỹ Morozov đã được tặng Huy chương "Vì phòng thủ Leningrad". Không lâu sau đó, ông được trao tặng Huân chương Lênin đầu tiên. Năm 1945, nhà bác học được tặng Huân chương Lenin thứ hai, đồng thời cũng được trao Huân chương "Vì lao động dũng cảm trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945".
Di sản khoa học
Sau khi trở về Leningrad (sau phong tỏa), N.A. Morozov lại tiếp tục công việc khoa học của mình, và bây giờ những nghiên cứu của ông và ENI được thực hiện gắn liền với những nhu cầu cấp thiết của đất nước đancg có chiến tranh. Nhiều công trình khoa học về những vấn đề mới nhất đã được thực hiện và được công bố.
Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, nhà cách mạng và chiến sỹ bắn Nhikolai Morozov qua đời ngày 30/ 7/1946 tại nhà riêng ở Borka. Ngôi nhà này sau trở thành bảo tàng . Để tưởng nhớ nhà khoa học, tên ông đã được đặt cho các đường phố, xí nghiệp, một hành tinh nhỏ và một miệng núi lửa trên mặt trăng. Hơn nữa, các đường phố được đặt tên ông khi ông vẫn còn sống.
Phong bì in tem sẵn năm 1979. Ảnh: Wikimedia Commons |
Nhikolai Alexandrovich Morozov đã sống một cuộc đời sôi nổi và đầy bão tố, đã để lại một di sản lớn. Các công trình nghiên cứu của ông đề cập đến nhiều lĩnh vực và ông đã có những đóng góp rất đáng kể, tạo nền móng cho những thành tựu thực tiễn sau đó. N.A. Morozov là một trong những nhà khoa học tự nhiên chủ chốt thế kỷ 20 và là một trong những người sáng lập ra ngành khoa học vũ trụ Liên Xô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ