Khám phá

Nhận diện loài 'thủy quái' cổ đại mới

Một loài “thủy quái” cổ đại mới thuộc chi Pliosaurus sống trong thời kỳ kỷ Phấn trắng đã được công nhận và đặt tên.

Đào bới cánh đồng, phát hiện kho vàng của công chúa thời Trung Cổ / Đào đường, lọt vào "kho báu" tráng lệ hơn 2.000 năm tuổi

Pliosaurus là một chi thuộc bộ Plesiosauria - một bộ các bò sát biển lớn và ăn thịt - sống vào thời kỳ tầng Kimmeridge và tầng Tithon (Jura muộn) tại nơi ngày nay là châu Âu và Nam Mỹ. Pliosaursus là một nhóm gồm hầu hết những động vật ăn thịt dưới nước có cổ ngắn và đầu lớn. Kích thước của chúng từ 2 đến 15 mét, con mồi chủ yếu là những loài cá lớn và một số loài bò sát khác.

Nhận diện một loài 'thủy quái' cổ đại mới

Liopleurodon - một loài bò sát biển ăn thịt lớn thuộc chi Pliosaurus. Nguồn ảnh: Internet.

Những sinh vật này không phải là khủng long mà là họ hàng xa xôi của những con rùa ngày nay. Tuy nhiên, có rất nhiều xương ở mái chèo của chúng, giúp chúng trở nên linh hoạt và không một loài động vật hiện đại nào có cấu trúc bốn mái chèo như vậy, loài rùa thực chất chỉ là sử dụng bốn chân để bơi.

Pliosaurus có đặc điểm là một chiếc sọ dài 2 mét, răng to và lực hàm cực kỳ khỏe, biến chúng trở thành loài ăn thịt đáng sợ nhất của đại dương trong thời kỳ khủng long còn tồn tại. Chế độ ăn của chúng gồm cá, động vật chân đầu, và bò sát biển. Pliosaurus hiện gồm các loài điển hình là P. brachydeirus, cùng với P. brachyspondylus, P. carpenteri, P. funkei, P. kevani, P. macromerus, P. rossicus và P. westburyensis, và một loài bị nghi ngờ là P. portentificus.

Loài Pliosaurus mới được xác định có tên Luskhan itilensis, dài khoảng 8m từng sinh sống trong thời kỳ tiền kỷ Phấn trắng, khoảng 130 triệu năm trước. Một hộp sọ dài khoảng 1,5m của loài này được tìm thấy bên bờ sông Volga vào năm 2002 bởi nhà cổ sinh vật học Gleb Uspensky. Không giống như các loài Pliosaurus khác có hàm răng lớn và có thể tấn công ăn thịt những con mồi 4 chân to lớn, Luskhan itilensis có hàm răng khá nhỏ. Con mồi của chúng có thể chỉ là mực hoặc cá nhỏ.

Luskhan itilensis có một chiếc mõm dài gần giống với loài cá heo và cá sấu ngày nay. Nguồn ảnh:Andrey Atuchin.

Các nhà khoa học cũng lưu ý đặc điểm tiến hóa này của loài Luskhan itilensis và đặt giả thuyết rằng Luskhan itilensis đã sống sót sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Jura nhưng sau đó một thảm họa tuyệt chủng khác đã xảy ra và xóa sổ vĩnh viễn sự tồn tại của loài này trên Trái Đất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm