Khám phá

Nhặt được món đồ lạ, người nông dân mang về làm bát cho gà ăn: Một năm sau nhận ra sự thật ngỡ ngàng!

Người nông dân ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đang cày ruộng thì chiếc lưỡi cày của anh đột nhiên rung mạnh vì đập vào cục đá lạ.

Vụ buôn lậu cổ vật lớn nhất trong lịch sử / Những cổ vật "lạc loài" trong viện bảo tàng khiến bạn không thể nhịn cười

Một ngày nọ vào năm 1957, ở huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một nông dân tên Ân Tư Nghĩa đang cày ruộng thì chiếc lưỡi cày của anh đột nhiên rung mạnh vì đập vào cục đá lạ.

Cục đá ấy chính là Đào Ưng Đỉnh - chiếc vạc sứ hình chim đại bàng nổi tiếng khắp thế giới sau này. Ân Tư Nghĩa lúc bấy giờ không biết rằng anh ta vừa đào được bảo vật cấp quốc gia mà chỉ coi đó là cái hũ đất bình thường, vì vậy đã lập tức mang nó về làm bát đựng thức ăn cho gà.

Năm 1958, nhóm nghiên cứu khảo cổ học từ khoa Lịch Sử của Đại học Bắc Kinh đã phát hiện ra Di tích Văn hóa Ngưỡng Thiều cũng tại huyện Hoa này. Trong khi khai quật di chỉ, nhóm khảo cổ cũng nhân tiện nghiên cứu, phân tích các khu vực xung quanh huyện Hoa để không làm sót bất kỳ giá trị văn hoá nào.

Nhặt được món đồ lạ, người nông dân mang về làm bát cho gà ăn: Một năm sau nhận ra sự thật ngỡ ngàng! - Ảnh 1.

Từ những 6000 năm trước, các nghệ nhân thời cổ đại đã rất khéo léo trong nghệ thuật tạo hình đồ gốm. Ảnh: Sohu.

Thấy được sự nhiệt tình ấy, Ân Tư Nghĩa đã chủ động báo cáo về chiếc vạc gốm mà ông khai quật được. Nhờ vậy, di tích văn hóa quý giá này đã được cả thế giới biết đến.

Nghiên cứu chỉ ra rằng Đào Ưng Đỉnh chính là một tác phẩm thuộc nền văn hóa Ngưỡng Thiều vào cuối thời kỳ đồ đá mới cách đây 6.000 năm.

Văn hóa Ngưỡng Thiều nổi tiếng với đồ gốm theo lối điêu khắc vô cùng tinh xảo. Sự xuất hiện của Đào Ưng Đỉnh cho thấy con người thời này không chỉ giỏi điêu khắc hoa văn mà còn có thế mạnh về nghệ thuật tạo hình.

Tuy Đào Ưng Đỉnh chỉ cao 36cm nhưng nhìn tổng thể trông rất dũng mãnh và uy nghi. Ngực trước của đại bàng được tạo đầy đặn. Đôi mắt chim đại bàng mở to, toàn bộ cơ thể nhẵn bóng, chiếc mỏ cong hình lưỡi câu mạnh mẽ.

Với cấu trúc tổng quát khá đơn giản,trọng lượng lớn, 2 chân và đuôi của đại bàng chống xuống tạo thành 3 chiếc kiềng chân đứng vững trên mặt đất. Phần cánh bao quanh toàn bộ phía sau kiềng ba chân tạo thành tư thế như sắp cất cánh bay lên.

 

Nhặt được món đồ lạ, người nông dân mang về làm bát cho gà ăn: Một năm sau nhận ra sự thật ngỡ ngàng! - Ảnh 3.

Khí chất dũng mãnh của chú đại bàng khi ngắm cận cảnh. Ảnh: Sohu.

Năm 1959, Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc (tiền thân của Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc) được hoàn thành tu sửa để trưng bày và triển lãm.

Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc đã thu về số lượng lớn các di tích văn hóa quý giá từ khắp nơi trên cả nước. Đào Ưng Đỉnh được chuyển đến từ Đại học Bắc Kinh vinh dự được đặt ở trung tâm của phòng triển lãm Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc với chủ đề "Trung Quốc cổ đại - thời kỳ viễn cổ".

Vào ngày 18 tháng 1 năm 2002, Cục Quản lý Di sản Văn vật Quốc gia đã liệt kê Đào Ưng Đỉnh thuộc thời đồ đá mới vào "Danh mục các bảo vật quốc gia bị cấm xuất sang nước ngoài".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm