Nhìn gần bảo vật chuông đồng chùa Rối 600 năm tuổi
Mê mải ngắm cung đường đến ngôi chùa đẹp nhất vùng Hoan Châu / “Rợn người” với cảnh sư tử bị trâu rừng húc xuyên bụng
Chuông chùa Rối ở Hà Tĩnh vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận làbảo vật quốc gia. Bảo tàng Hà Tĩnh đang lưu giữ hiện vật này.
Theo cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh, chuông chùa Rối đúc bằng đồng từ thời Trần (thế kỷ XIV). Vào năm 1989, người dân địa phương đã phát hiện quả chuông trên mảnh đất đã trở thành phế tích của ngôi chùa Rối tại xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Sau khi phát hiện, chính quyền địa phương đã đưa chuông chùa Rối về trụ sở UBND huyện Cẩm Xuyên để bảo vệ. Nhận thấy chuông đồng cổ chứa đựng nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa, Bảo tàng Hà Tĩnh đã làm hồ sơ và đưa hiện vật này về lưu giữ tại bảo tàng, đồng thời trình thủ tục gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận bảo vật quốc gia.
Dù trải qua 600 năm tuổi nhưng những đường nét trên thân rồng vẫn rõ ràng, tinh xảo.
Phần quai làm chắc chắn, vừa tạo điểm nhấn độc đáo, được thể hiện qua những đường vảy xen kẽ, đều đặn.
Thân chuông có hình khối trụ tròn liền khối bằng đồng. Phía phần miệng chuông khắc 86 cánh hoa sen lật úp để tạo điểm nhấn với 43 cánh to, 43 cánh nhỏ đan xen lẫn nhau.
Giữa phần thân chuông chùa Rối khắc bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán của Phạm Sư Mạnh (hiệu Hiệp Thạch). Phạm Sư Mạnh là nhà thơ thời nhà Trần, hộ giá vua Trần Duệ Tông (1337-1377, vị vua thứ 9 của triều Trần) đi chinh phạt Chiêm Thành vào năm 1376. Đến dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh), trước cảnh tượng hùng vĩ, bao la mà hoang vắng của non nước, đất trời, tức cảnh nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này.
"Nhìn theo núi Hoành Sơn, phía Nam là một vùng biển lớn/Sóng kình dữ dội tung bọt trắng/Trùng trùng vạn dặm đường Nam chinh/Xa giá đến châu Bố Chánh giúp chính sự được yên", nội dung bài thơ được khắc trên thân chuông.
Những cánh hoa sen được chế tác độc đáo.
Theo đại diện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, chuông chùa Rối mang nhiều đặc trưng của chuông thời nhà Trần. Bảo vật này phản ảnh nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa của Hà Tĩnh, Việt Nam và người Á Đông. Các nhà nghiên cứu cho rằng chuông chùa Rối là bảo vật quan trọng gắn liền với vị vua Trần Duệ Tông, Hiệp Thạch Phạm Sư Mạnh và các tướng lĩnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất