Khám phá

Nhìn lại câu chuyện về lịch sử loài người

Những khám phá được báo cáo trong năm 2017 - bao gồm các hóa thạch từ tây bắc châu Phi - chỉ ra một giai đoạn tiến hóa sớm hơn khi bức chân dung con người vẫn chưa đầy đủ.

Vì sao nhiều người cứ nhìn thấy máu là ngất xỉu? / Thế giới thực sự tồn tại chủng người lùn như hobbit tại châu Phi

Nguồn gốc loài người nổi tiếng là một đề tài rất khó để tìm ra câu trả lời chính xác. Nghiên cứu về hóa thạch và di truyền năm 2017 đã đưa một lý do cho nỗi vướng mắc chính là không có thời gian hay địa điểm rõ ràng nào cho biết loài người đã xuất hiện cả. Sự xáo trộn sinh học đầu tiên của con người xảy ra vào thời điểm tiến hành thí nghiệm tiến hóa trong chi người, Homo.

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng các đặc điểm về xương của Homo sapiens xuất hiện trong từng mảnh xương tại các cộng đồng Châu Phi khác nhau bắt đầu từ khoảng 300.000 năm trước.

Các hóa thạch của loài vượn người phương Nam gần như đã được tìm thấy đầy đủ để hoàn thành bộ “Little Foot” (tạm dịch: Những bước đi nhỏ), được trưng bày tại trường đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi.
Các hóa thạch của loài vượn người phương Nam gần như đã được tìm thấy đầy đủ để hoàn thành bộ “Little Foot” (tạm dịch: Những bước đi nhỏ), được trưng bày tại trường đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi.

Với giả thuyết như thế, người ta tìm ta những chiếc hộp sọ tròn, cao, những hàm răng, những chiếc răng nhỏ và nhiều khuôn mặt khác nhau, và tất cả những dấu hiệu nhận biết này cuối cùng chứng tỏ rằng loài Homo sapiens chỉ xuất hiện cách đây từ 200.000 đến 100.000 năm.

Hình ảnh về sự thay đổi dần dần này đối lập với những gì các nhà khoa học dự đoán trước đây. Họ thường cho là H. sapiens nổi lên tương đối nhanh trong khoảng thời gian sau. Nhưng các hóa thạch được xác định là con người có niên đại cách đây không quá 200.000 năm và chỉ tập trung ở Đông Phi.

Nhưng những khám phá được báo cáo trong năm 2017 - bao gồm các hóa thạch từ tây bắc châu Phi - chỉ ra một giai đoạn tiến hóa sớm hơn khi bức chân dung con người vẫn chưa đầy đủ. Giống như một trong những bức chân dung Cubist của Picasso, các hóa thạch Homo từ 300.000 năm trước cho thấy một ấn tượng mơ hồ, mà rất có triển vọng rằng ai đó có dạng người đã xuất hiện nhưng không tập trung.

Nhà nghiên cứu cổ sinh vật học Bernard Wood của Đại học George Washington ở Washington cho biết: "Sự tiến hóa là cả một quá trình chứ không phải một khoảnh khắc. Khi các hộp sọ đã hóa thạch, hộp sọ của chủng người Neandertals và chủng người Homo sapiens khác nhau hoàn toàn, chúng ta chỉ nhìn thấy giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa mà thôi.”

 

Các khám phá ở Ma-rốc đã làm cho một nhóm nghiên cứu thấy tổ tiên của H. sapiens sống ở đó khoảng 300.000 năm trước. Các hóa thạch và các hiện vật bằng đá đã được khai quật tại địa điểm khảo cổ học Jebel Irhoud thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với bộ xương và công cụ của loài H. sapiens sau này. Các cuộc tái tạo kỹ thuật số hộp sọ Jebel Irhoud rất ăn khớp với khuôn mặt và răng của người hiện đại. Các tính trạng sọ khác của H. sapiens phát triển sau đó.

Nhà khảo cổ học Chris Stringer, thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, cho rằng bề mặt bên trong của hộp sọ người Jebel Irhoud dài và thấp, hình dạng đặc biệt này có thể là biểu hiện của một bước tiến hóa sớm của các hộp sọ tròn của loài người. Ông còn cho hay không rõ người dân Ma-rốc cổ có thể đã đi đủ xa để kết hợp với H. sapiens sớm ở các vùng khác của châu Phi như dòng Jebel Irhoud hay chưa.

Tuy nhiên, chủng người Jebel Irhoud đã thực sự có một chuyến hành trình, cụ thể là bằng chứng di truyền cho thấy chủng người này đã sống trong khoảng thời gian H. sapiens xuất hiện. Các DNA lấy từ xương của một cậu bé sống ở Nam Phi cách đây khoảng 2.000 năm đã cho phép các nhà khoa học ước tính con người có nguồn gốc từ 350.000 đến 260.000 năm trước.

Những so sánh di truyền trước đây của con người ngày nay với loài Neandertals và những người họ hàng thân thuộc của Neandertals, Stone Denisovans, đã cho rằng nguồn gốc con người có từ 400.000 năm trước trở lên.

Các nhà di truyền học tiến hóa đã lập luận rằng DNA của cậu bé đã mất từ lâu là bằng chứng tốt nhất cho nguồn gốc của con người, xuất hiện từ tận trước 200.000 năm trước. Đó là bởi vì đứa trẻ sống ở thời gian ngắn trước khi những người nông dân Tây Phi di cư đến các vùng phía đông và nam của lục địa và xóa bỏ các mẫu họ di truyền cổ xưa.

 

Theo nhà nghiên cứu cổ sinh vật học John Hawks của Đại học Wisconsin-Madison, một thành viên của nhóm H. naledi,các nghiên cứu về ADN của người châu Phi hiện tại và cậu bé châu Phi sống từ 2.000 năm trước, cho thấy ít nhất một vài chi Homo - một số chưa được xác định bằng hóa thạch - tồn tại ở Châu Phi khoảng 300.000 năm trước.

Ông Hawks còn cho biết: "Tôi sẽ xem xét khả năng rằng một số, có lẽ nhiều, các nhóm người cổ đại đã tồn tại ở châu Phi, một số khác biệt như loài H. naledi thì không, nhưng một số loài người như Jebel Irhoud cũng từng sống ở đó”. Giả thuyết của ông cho thấy câu hỏi của các nhà khoa học về nguồn gốc của con người đang thay đổi như thế nào, và con người chúng ta vẫn còn là một bí ẩn đối với chính chúng ta.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm