Những bí ẩn chưa từng tiết lộ về bộ lạc sống biệt lập gần 60.000 năm ngoài Ấn Độ Dương
Khám phá thú vị về những bộ lạc xa xôi nhất hành tinh / Kỳ lạ bộ lạc mài răng nhọn hoắt như quỷ để "quyến rũ" hơn
Bộ lạc Jarawa cùng với các bộ lạc Andaman Lớn, Onge và Sentinelese được tin rằng đã sinh sống trên quần đảo Andaman thuộc vùng biển Ấn Độ Dương trong suốt 55 - 60 ngàn năm qua, tức là trước cả khi kim tự tháp Ai Cập xuất hiện.
Cái tên "Jarawa" cũng không phải do bộ lạc này nghĩ ra mà do bộ lạc cổ Aka-Bae đối địch với họ trong quá khứ đặt cho. "Jarawa" trong tiếng Aka-Bae vừa có nghĩa hiếu chiến vừa mang nghĩa "người ngoài". Từ xa xưa, người Jarawa nổi tiếng và thiện chiến và họ đã biết dùng lửa từ rất sớm trong sinh hoạt và chiến đấu bảo vệ lãnh thổ.
Người Jarawa cổ nổi tiếng hiếu chiến nhưng cũng rất giỏi trong việc bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi sự xâm chiếm của ngoại tộc
Người Jarawa sống tự cung tự cấp trên đất đai của tổ tiên mình. Họ săn lợn, thu lượm trái cây, củ dại, nấm và mật ong trong rừng rậm, bắt cá bằng cung tên trên những dải san hô. Những mũi tên của họ thường được làm từ một loại gỗ không mọc trong vùng sinh sống của người Jarawa. Vì vậy, họ thường phải đi khá xa tới đảo Baratang để tìm kiếm loại cây này.
Bộ tộc Jarawa sống dựa vào săn bắn và hái lượm trong những cánh rừng sâu và cả ngoài biển cả
Đàn ông trong bộ tộc được nuôi dạy thành những chiến binh mạnh mẽ, trong khi phụ nữ lo việc nội trợ và chăm sóc con cái. Người Jarawa nổi tiếng khắp quần đảo với tài thu thập mật ong trên các vách đá cheo leo, cao chót vót. Họ sẽ nhai một loại lá cây có tác dụng chống lại nọc ong rồi phun vào ong để đuổi chúng bay đi. Khi đàn ong đã bỏ đi, người Jarawa có thể cắt lấy tổ rồi cho vào chiếc thùng gỗ mà họ địu trên lưng.Họ am hiểu tường tận về hơn 150 loại cây và 350 động vật trên đảo.
Cả đàn ông và phụ nữ tộc Jarawa đều có biệt tài thu thập mật ong trên những vách đá cheo leo, cao chót vót
Người Jarawa luôn giữ được tinh thần vui vẻ, một người phụ nữ trẻ bày tỏ: "Chúng tôi hát khi vui. Và lúc nào tôi cũng vui vẻ hết". Một nam thanh niên khác thì nói: "Chúng tôi sống thầm lặng và vui vẻ trong rừng. Rừng có tất cả những gì chúng tôi cần: cây trĩu quả và hoa nở rất đẹp". Nhưng thế giới đang thay đổi quá nhanh. Hiện đại hóa diễn ra khắp mọi nơi, len lỏi đến cả những cánh rừng xa xôi, biệt lập trên đảo Andaman. Sự thâm nhập của thế giới hiện đại là khởi đầu tốt đẹp hay mối đe dọa với người Jarawa?
Vào thập niên 1990, chính phủ Ấn Độ đã buộc người Jarawa phải rời khỏi cánh rừng, tới định cư tại các thị trấn. Nhưng dường như thế giới hiện đại không phải nơi thực sự dành cho họ, những căn bệnh lạ như dịch sởi đã khiến hàng loạt người trong bộ tộc bị cướp đi mạng sống. Cuối cùng đến năm 2004, bộ tộc tuyên bố từ bỏ, cắt đứt mọi liên hệ xã hội văn minh và chuyển vào các khu rừng để sinh sống.
Từng cố gắng hoà nhập với thế giới hiện đại trong các khu định cư nhưng dường như rừng sâu và biển cả mới là ngôi nhà thực sự dành cho người Jarawa
Hơn một thập kỷ cố gắng sinh sống, hòa nhập với thế giới hiện đại thất bại, người Jarawa trở nên ghét bỏ người ngoài tộc. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là vì một số người văn minh thể hiện thái độ khinh thường, coi họ như những con thú mua vui. Nhiều thiếu nữ bộ tộc bị dụ dỗ, hãm hiếp, nhiều vụ trộm cắp xảy ra. Đó là tất cả những điều họ chưa từng chứng kiến khi sống trong rừng sâu mấy chục ngàn năm qua.
Người Jarawa chán ghét cuộc sống hòa nhập với thế giới hiện đại bởi với họ, nó chỉ mang lại dịch bệnh và tệ nạn
Bộ lạc Jarawa hiện nay chỉ còn lại 400 thành viên và các nhà hoạt động lo ngại họ có thể biến mất trong 10 năm tới. Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của họ là đường cao tốc cắt ngang qua vùng đất của tổ tiên họ. Họ có thể sẽ chết vì đói khi những cánh rừng bị cắt xẻ hoặc họ hòa lẫn vào các dân tộc khác trên đảo.
Con đường kéo theo nhiều du khách tới quần đảo. Những kẻ săn trộm cũng đột nhập vào các khu rừng trù phú trên quần đảo hẻo lánh và săn động vật hoang dã, nguồn thức ăn để sinh tồn của bộ lạc, khiến nguồn thức ăn của người Jarawa trở nên khan hiếm. Đây là một trong nhiều lý do bộ lạc Jarawa tỏ ra thù địch với người đến từ thế giới bên ngoài.
Những ảnh hưởng của thế giới văn minh đang đe dọa xóa sổ bộ lạc Jarawa trong thời gian không xa
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán