Những bí ẩn xung quanh thuật khinh công - tuyệt kĩ đi ngược với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton
Bí ẩn hiện tượng hồn lìa khỏi xác sau khi tim ngừng đập / Cuốn kinh thánh bí ẩn bậc nhất thế giới, khiến giới khoa học đau đầu giải mã
Từ xưa đến nay, khinh công (Levitation) được xem là một tuyệt kĩ kì ảo trong võ thuật khi khiến con người bay lên trên không trung mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào. Kỹ thuật đi ngược hoàn toàn với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton đã xuất hiện rất nhiều trong các tài liệu cổ của cả phương Đông lẫn phương Tây. Thậm chí, trong sách tôn giáo cũng ghi nhận về việc 300 vị thánh có thể tự bay lên bằng khinh công.
>> Xem thêm:4 loại thực phẩm quen mặt bất ngờ "xuyên không" trong kiếm hiệp của Kim Dung
Pha khinh công đầu tiên được thực hiện bởi giáo sĩ dị giáo Simon Magus vào thế kỷ 1. Vị giáo sĩ này được cho là đã tham gia tập luyện nhiều "tà thuật" và trong đó có khinh công. Tuy nhiên, kỷ lục pha khinh công lâu nhất lại thuộc về giáo sĩ Đạo Tin Lành tên là Joseph Capertino, sống ở thế kỷ 17 với thời gian lơ lửng trong không trung lên tới 2 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, một số đạo giáo khác như Hindu, Bà la môn, Phật giáo cũng có ghi chép về nhiều trường hợp có khả năng thực hiện thuật khinh công.
Trong cuốn sách “Khoa học huyền bí ở Ấn Độ thời cổ đại” của tác giả Louis Jacollios (Pháp) có rất nhiều pha khinh công được ghi chép lại một cách chi tiết và tỉ mỉ. Trong đó, nổi tiếng nhất là pha khinh công của tu sĩ kiêm một nhà yoga hàng đầu ở Tây Tạng tên Milarepa, sống ở thế kỷ 19. Người tu sĩ này có thể đi lại, ăn, ngủ giữa không khí, được cho là nắm giữ nhiều sức mạnh huyền bí khác nữa.
>> Xem thêm: Kiều Phong kịch chiến Dương Quá, ai là người chiến thắng? Kim Dung nêu 2 điểm tiết lộ đáp án
Có một sự thật hay bị hiểu lầm, đó là chỉ có những người tu hành khổ hạnh mới có thể sử dụng khinh công. Trên thực tế, các môn đệ của phái Ninja ở Nhật Bản cũng có thể dùng tuyệt kĩ này. Trong khinh công có một kỹ thuật thấp hơn là khinh hành, hay còn gọi là đi bộ nhanh bất chấp địa hình phức tạp. Trong khinh hành bao gồm nhiều kĩ thuật nhưphi thân (nhảy), thần hành (chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước).
Cơ chế của khinh công là làm giảm hoặc mất hẳn tác động của lực hút trọng trường khiến cho con người rơi vào trạng thái không trọng lượng, dễ dàng bay lên trên không trung mà không cần sự giúp đỡ của bất kì dụng cụ hay phương tiện nào. Tuy nhiên, cho đến nay giới khoa học vẫn bó tay trong việc giải thích về loại kỹ thuật đi ngược lại hoàn toàn định luật vạn vật hấp dẫn (nếu khinh công có tồn tại).
>> Xem thêm: Vì sao thanh đao cổ lại có vòng sắt? Chuyên gia: “Nếu gặp kẻ có 9 cái trên đao, hãy chạy thật nhanh”
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ