Những "bóng hồng" trong cuộc đời vua Bảo Đại
Sự thật cuộc gặp định mệnh giữa Bảo Đại và Nam Phương / Hình độc về thời trẻ ở nước ngoài của vua Bảo Đại
Bảo Đại là vị Hoàng đếthứ mười ba và cuối cùng củatriều Nguyễn. Không chỉ được nhắc đến là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủViệt Nam, ông còn được biết đến là vị vua đa tình và ăn chơi khét tiếng một thời. Những người tình của ông đều là những bóng hồng tuyệt thế giai nhân thời ấy. Trong cuộc đời của mình, ông đã từng có rất nhiều người tình, nổi tiếng nhất là Nam Phương hoàng hậu, 8 con trai và 13 con gái. Nam Phương hoàng hậu, thứ phi Mộng Điệp,bà Phi Ánh, Monique Marie Eugene Baudo, Hoàng Tiểu Lan… đều là những người phụ nữ từng được vua Bảo Đại sủng ái!
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những mỹ nhân một thời đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời vua Bảo Đại:
Nam Phương hoàng hậu
Ngày 23.4.1934, đám cưới của vị vua hào hoa Bảo Đại với cô gái tràn trề hương sắc miền Nam Nguyễn Hữu Thị Lan diễn ra tại Huế, trước sự hiện diện của quần thần và đại diện nước Pháp tại Điện Cần Chánh. Cô dâu năm ấy 19 tuổi, được phong tấn làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương hoàng hậu.
Với nhan sắc mặn mà, một vẻ đẹp đậm chất Á Đông, Nam Phương hoành hậu được liệt vào danh sách “5 vị hoàng hậu đẹp nhất” thời bấy giờ. Bà và vua Bảo Đại đã có 5 người con, tuy nhiên cuộc sống về sau của bà lại không được hạnh phúc. Sau khi triều Nguyễn suy vong, bà đưa các con qua Pháp sinh sống. Cựu hoàng Bảo Đại cũng rất ít khi về thăm bà vì còn bận với chuyện chính sự và các bóng hồng khác. Nam Phương Hoàng Hậu có 12 năm sống tràn đầy hạnh phúc, 16 năm sống cô đơn trong cuộc đời lưu vong nơi đất Pháp. Buồn nhiều hơn vui. Năm 1963, bà qua đời ở Pháp. Đám tang của Nam Phương hoàng hậu thưa thớt, không tiếng khóc than, không lời ai điếu.
Nam Phương hoàng hậu mang vẻ đẹp đài các
Nam Phương hoàng hậu rạng ngời trong bộ lễ phục
Nam Phương hoàng hậu khi mặc triều phục năm 1934
Vẻ mặt hạnh phúc của bà
Nam Phương hoàng hậu cùng các con
Monique Baudot
Người vợ ngoại quốc của ông hoàng Bảo Đại là Monique Baudot, một công dân Pháp. Bà sinh năm 1946 tại Lorraine. Dù mặn nồng trong nhiều năm chung sống, nhưng hai người không có con. Về tiểu sử của Monique có nhiều nguồn tin khác nhau. Báo chí Pháp viết cô từng làm tùy viên báo chí trong một tòa đại sứ.
Sau khi bị Ngô Đình Diệm phế truất và bị chà đạp danh dự, Bảo Đại bàng hoàng rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên và bắt đầu sống trong nỗi trầm uất. Sau thời gian chữa bệnh, cựu hoàng sống vớigia đìnhnhư một người khách không mời. Vợ con đều muốn xa lánh ông. Cuối cùng một người bạn đã đi thuê cho ông một căn hộ trong cao ốc 29 Fresnel, quận 16 - Paris. Chính nhờ làm bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel nên Monique Baudot mới biết được có một ''ông vua lưu vong'' bệnh tật không người chăm sóc, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy thập niên cuối đời.
Monique Baudot thời xuân sắc
Vua Bảo Đại và bàMonique Baudot
Bà Mộng Điệp
Sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, bà Bùi Mộng Điệp từng có một đời chồng và một con trai. Nhưng nhan sắc mặn mà của người phụ nữ Kinh Bắc đã khiến cựu hoàng vội quên lời hứa "một vợ một chồng" với hoàng hậu Nam Phương. Lời hứa này đã được ông thực hiện suốt thời gian ngồi trên ngai vàng (1932-1945). Bà là người đã để lại nhiều dấu ấn trong cuộc đời vua Bảo Đại, sinh cho ông hai người con trên đất Pháp, tên là Bảo Hoàng và Bảo Sơn.
Cũng giống như Nam Phương hoàng hậu, chỉ sau một thời gian, Bảo Đại đã chạy theo tiếng gọi của những bóng hồng khác, bỏ bà sống cô độc một mình ở đất khách quê người. Ngày 26-6-2011, sau ca giải phẫu tim không thành công, bà Mộng Điệp qua đời tại bịnh viện Saint Antoine vào lúc 12 giờ trưa chủ nhật cùng ngày. Thọ 87 tuổi.
Bà Mộng Điệp thời xuân sắc
Vẻ đẹp phúc hậu của bà khi bước vào tuổi trung niên
Biệt thự của bà Mộng Điệp ở Đà Lạt trước đây
Bà Phi Ánh
Bà Phi Ánh con nhà lành, giàu có, thuộc dòng họ danh giá, bà là em vợ của Phan Văn Giáo sau làm Thủ hiến Trung Phần. Sinh thời, bà cũng là một tuyệt sắc giai nhân nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng. Bà sinh cho Bảo Đại 2 người, một gái, một trai. Sau khi chiến tranh VN kết thúc, bà Phi Ánh ở lại VN và chết trong cô đơn tại Sài Gòn. Con gái là Phương Minh, lấy chồng Pháp và sang lập nghiệp ở Hoa Kỳ.
Bà Phi Ánh mang vẻ đẹp đậmchất Á Đông
Bà Phi Ánh
Cô gái Trung Hoa Hoàng Tiểu Lan
Năm 1946, khi sống ở Trung Hoa, Bảo Đại thương yêu một cô gái Tàu lai Tây, tên Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong) và đã có với cô một đứa con gái.
Lý Lệ Hà
Vào năm 1930, cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Đông. Những cô gái tham dự không phân biệt tuổi tác, nhưng với điều kiện là phải mặc áo lụa Hà Đông. Lý Lệ Hà là một cô gái nông thôn nghèo ở Thái Bình đoạt giải hoa hậu. Hoa hậu Lý Lệ Hà có hàm răng rất đẹp, như những hạt ngọc. Người đẹp mặc áo lụa Hà Đông là nguồn cảm hứng để nhà thơ Nguyên Saáng tác bài thơ “Áo Lụa Hà Đông” và được người nhạc sĩ trẻ tài hoa Ngô Thuỵ Miên phổ thơ thành nhạc. Cô là người tình của Bảo Đại trong thời gian ông sống ở Hà Nội, làm Cố Vấn Tối Cao của Chính Phủ Lâm Thời VN, cũng là thời kỳ ông sống với Mộng Điệp còn bà Nam Phương đang ở Huế…
Có thể thấy, ông hoàng Bảo Đại dù có cuộc đời và sự nghiệp long đong, nhưng trong tình trường, ông lại là một người đào hoa hết sức. Những người tình của ông đều là những bóng hồng nổi tiếng một thời, và cho dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc đời mình, ông vẫn luôn tìm được những người phụ nữ rất mực thủy chung và yêu ông sâu sắc…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất