Những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới
Hai báo cáo đăng tải trên The Lancet đã hé mở thông tin về phạm vi ảnh hưởng của các căn bệnh phổ biến tại các nước có mức thu nhập cao, trung bình và thấp.
Giải mã cực sốc: Người Trung cổ ở bẩn đến mức nào? / Ngôi làng huyền bí nhất hành tinh muôn đời không thể giải mã
Các bệnh liên quan đến tim mạch (CVD) vẫn là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên toàn cầu, song tại các nước phát triển, người dân có thu nhập cao, ung thư lại là tác nhân phổ biến nhất ở người trung tuổi.
Hai báo cáo thuộc khuôn khổ dự án nghiên cứu PURE và được trình bày tại Hội nghị ESC 2019 tổ chức tại Paris.
Hình minh họa. Nguồn: Shutterstock
Nghiên cứu thứ nhất tập trung vào các bệnh thường gặp thông qua số liệu nhập viện và báo tử của 162,534 người trong độ tuổi trung niên (từ 35 đến 70 tuổi) tại 21 quốc gia trên thế giới. Các bệnh về tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, với 40% số ca được ghi nhận. Người dân tại các nước thu nhập thấp có nguy cơ thấp hơn, song số lượng tử vong do bệnh tim mạch lại cao hơn 2.5 lần so với ở các nước thu nhập cao. Nguyên nhân được quy cho chất lượng y tế thấp và yếu tố kinh tế khiến người dân gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy nhiên, các nước có mức thu nhập cao lại chứng kiến số ca tử vong do ung thư chiếm đa số, với tỉ lệ 10 ca tử vong do ung thư trên 4 ca do bệnh tim mạch.
“Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi về bệnh dịch học trong phạm vi các bệnh không lây nhiễm, mà trong đó các bệnh tim mạch không còn là yếu tố gây tử vong hàng đầu tại các nước phát triển nữa. Năm 2017, số liệu cho thấy ung thư là bệnh gây tử vong nhiều thứ hai trên thế giới, với 26% số ca. Tuy nhiên, có khả năng nó sẽ trở thành mối nguy hàng đầu trên thế giới chỉ trong vài thập kỉ tới.” tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Gilles Dagenais (Đại học Laval), khẳng định.
Nghiên cứu thứ hai có trọng tâm nghiên cứu là các bệnh tim mạch. Theo dữ liệu thu được, 70% các ca mắc bệnh tim mạch tử vong do các tác nhân có khả năng điều chỉnh như: trao đổi chất, hành vi, kinh tế, tâm lý xã hội, sức khỏe và môi trường. Các tác nhân liên quan tới trao đổi chất là phổ biến nhất, xảy ra trên 41.2% số ca bệnh. Căng thẳng quá độ cũng là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh nhân này với tỉ lệ xuất hiện gần ¼ số ca bệnh (22.3%).
Tại các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, ô nhiễm không khí, thiếu dinh dưỡng, cơ sở giáo dục nghèo nàn, sức khỏe yếu là những nguyên nhân gây tử vong phổ biến hơn hẳn. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này phụ thuộc và thay đổi dựa trên nền tảng kinh tế của mỗi nước. “Vẫn còn cơ hội để chúng ta thay đổi các chính sách y tế toàn cầu và áp dụng chúng vào các nhóm nước với nguy cơ ảnh hưởng chủ yếu khác nhau”, Sumathy Rangarajan, một thành viên tham gia nghiên cứu cho biết.
Kết quả nghiên cứu phản ánh nhu cầu cải thiện các nguồn tài nguyên và tập trung vào các giải pháp được thiết kế cụ thể cho các nhóm nước khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời thừa nhận những hạn chế mà nghiên cứu gặp phải khi mới chỉ tập trung vào 21 nước (không bao gồm các nước Bắc và Tây Phi hay Australia), do đó vẫn chưa thể thiết kế giải pháp chung cho tất cả các quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo