Những chiến binh tộc săn đầu người cuối cùng: Vẫn ở đó, nhưng không thuộc về thời đại của chúng ta
Kinh hoàng bộ tộc ăn thịt người ghê rợn nhất Ấn Độ / Bí ẩn bộ tộc không đầu có thật trên trái đất
Ngày nay, tất cả các chiến binh Konyak từng reo rắc sự sợ hãi tột độ đều đã lên lão, người trẻ nhất cũng vào hàng thất thập (70 tuổi). Dấu vết duy nhất của một thời oai hùng chỉ là những hình xăm trên khuôn mặt hằn vô số nếp nhăn.
Tộc người Konyak.
Vùng đất Nagaland và người Konyak ngày nay
Đằng sau cái tiếng man rợ là lối sống quy củ, nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc của cộng đồng
Trở lại thập niên 1960 tại bang Nagaland, Ấn Độ, bạn sẽ được chứng kiến thời kỳ hoàng kim của bộ lạc đáng sợ nhất thế giới: Konyak.
Để chuẩn bị cho các nam thiếu niên bước lên nấc thang trưởng thành, họ bắt đầu bằng việc kéo đàn kéo lũ đến các bản làng khác để thách đấu. Phần thưởng cho người chiến thắng là vinh quang, còn kẻ thua sẽ bị đối thủ... chặt đầu và đem về chất đống trong nhà chung Baan.
Trừ phi lấy được thủ cấp của kẻ mạnh nhất bộ lạc khác, trai tráng Konyak tuyệt đối không được phép quay lại làng.
Với tất cả các bộ lạc sinh sống trong cùng khu vực, Konyak đều là nỗi khiếp đảm cùng cực. Cứ mỗi lần đem được thủ cấp mới về trình diện, họ lại được xăm thêm một hình trên mặt. Người càng có nhiều hình xăm thì càng lắm thành tích sát nhân.
Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu văn hóa săn đầu người của bộ lạc Konyak, bạn sẽ thấy nó có nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ đàng hoàng. Một chiến binh Konyak không được phép bạ kẻ nào chặt đầu kẻ đó, mà phải là người mạnh nhất của cộng đồng khác.
Săn đầu người là cách thức thể hiện bản lĩnh nam nhi Konyak
Trước khi lấy thủ cấp của đối thủ, họ cũng phải tuần tự đưa ra lời thách đấu, sau đó tiến hành tỷ thí song phương. Chỉ khi thắng trong cuộc đánh tay đôi, chiến binh Konyak mới được phép lấy thủ cấp kẻ thua về làm chiến lợi phẩm.
Nếu so sánh thì chuyện đấu tay đôi này cũng khá giống với võ đài đương đại tranh huy chương, tranh đai, tranh giải. Khác chăng là danh dự được đổi bằng tính mạng. Nếu thua cuộc, một chiến binh Konyak cũng sẵn sàng từ bỏ mạng sống của mình.
Quá tàn bạo và bị nghiêm cấm
Mặc dù săn đầu người là nguyên tắc sống của bộ lạc Konyak và các thành viên chỉ đơn giản tuân thủ quy định trong tộc, vẫn không thể phủ nhận là nó quá tàn bạo. Thế nên kể từ năm 1935, chính phủ Ấn Độ đã ban lệnh cấm tục lệ này.
Tất nhiên là người Konyak không dễ gì chấp nhận thay đổi ngay lập tức. Song "mưa dầm thấm đất", sau hơn 30 năm, Ấn Độ cuối cùng cũng thuyết phục được họ từ bỏ hủ tục man rợ này.
Công đầu thuộc về chính các chiến binh Konyak sớm thức thời. Họ vừa cố gắng thay đổi nhận thức của cộng đồng, vừa chân thành xin lỗi các bộ tộc sống xung quanh. Trước thái độ thật lòng của họ, sự hận thù, ghét bỏ dần nguôi ngoai.
Kể từ năm 1970 trở đi, hủ tục săn đầu người kết thúc hẳn. Ngày nay, Konyak có khoảng 230.000 người, phần lớn sinh sống trong bang Nagaland, Ấn Độ.
"Rửa tay gác kiếm", thoắt cái đã già
Bởi vì "nghiệp" săn đầu người không còn nữa, nên các trai tráng Konyak trước năm 1970 còn sống đến bây giờ cũng là thế hệ chiến binh cuối cùng. Sau 50 năm, ai nấy cũng đã vào thất thập hoặc già hơn nữa. Sớm thôi, tất cả họ sẽ lần lượt nối tiếp nhau "nằm xuống đất muôn đời".
Trên thế giới, có một nhiếp ảnh gia người Hà Lan tên Peter Bos tỏ ra tiếc nuối và muốn giữ lại phần nào ánh "hào quang" một thuở ấy. Không quản ngại đường xá xa xôi, ông lặn lội tìm tới Nagaland.
Họa tiết hình xăm trên mặt cho biết thành tích săn đầu người
Trong Nagaland cũng có một hậu duệ Konyak nỗ lực lưu giữ nền văn hóa nguyên thủy sắp biến mất là Phejin Konyak, 35 tuổi. Kỳ thực thì bản sắc Konyak không phải chỉ có tục lệ man rợ săn đầu người, mà còn các khía cạnh độc đáo khác, ví dụ như tục xăm mình, hát dân ca, ngâm ngợi thơ cổ truyền...
Mặc dù xăm mình là chuyện phổ biến trên khắp thế giới, song xăm mình kiểu Konyak vẫn thể hiện đặc trưng có một không hai. Ngoại trừ các mẫu hình xăm đa dạng, độc đáo, cho thấy bản tính cũng như thành tích săn đầu người của một chiến binh, họ còn có hình thức xăm khác biệt.
Dụng cụ xăm của Konyak là dây mây được chuốt nhọn còn nguyên liệu là nhựa cây. Nghệ nhân Konyak châm bằng tay. "Mỗi họa tiết là một đại diện cho cá tính, cuộc đời của một người," - Phejin cho biết.
Nỗ lực níu giữ, lưu lại khoảng khắc cuối cùng
Vừa đến Nagaland, Bos lập tức bắt tay hợp tác với Phejin. Bản thân Phejin cũng là cháu gái của một chiến binh săn thủ cấp Konyak. Trong suốt 4 năm, cô cẩn thận sao chép toàn bộ các mẫu hình xăm của bộ lạc cũng như các làn điệu dân ca, thơ dân gian.
Tất cả các chiến binh săn thủ cấp còn sống đã ngoài 70 tuổi
Còn Bos thì bằng nghệ thuật nhiếp ảnh bậc thầy mà chụp lại những bức ảnh tuyệt đẹp, nắm bắt thần thái ấn tượng nhất từ các "thợ" săn đầu người một thời. Ở tuổi 70-80, họ không còn sự dữ dội trên sắc diện mà chỉ hằn vết thời gian, thoáng u sầu.
"Tại Nagaland, việc chuyển đổi sang Cơ đốc giáo và hiện đại hóa đã diễn ra quá nhanh, đến nỗi không ngờ kịp. Chúng tôi tiến hóa từ săn đầu người sang săn iPad chỉ trong có vài thập niên," - Phejin nhớ lại. Cô khẳng định việc chấm dứt một hủ tục dã man là cần thiết, đáng mừng, nhưng chính nó cũng kéo theo sự cáo chung của nhiều giá trị phi vật chất khác.
"Giá như chúng ta có thể sàng lọc và giữ lại những gì tốt đẹp, sau đó hòa trộn chúng với lối sống mới," - Phejin ước ao.
"Tôi nghĩ chúng tôi cần phải có một sự cân bằng. Dù chúng tôi không thể để mình bị cô lập, phải thích nghi với thay đổi để sinh tồn. Nhưng nếu đánh mất đi bản sắc, thì sự thích nghi ấy còn có ý nghĩa gì nữa không?"
Bằng sự cố gắng hết mình, Phejin thành công giúp Bos hoàn thành bộ sưu tập ảnh The Konyaks: Last of The Tattooed Headhunters (Người Konyak: Những thợ săn đầu người xăm mình cuối cùng). Bos rất hài lòng với thành quả song cũng vẫn buồn.
"Các chiến binh săn đầu người vẫn đang sống đó, nhưng dường như đã không còn thuộc về thế giới này nữa rồi," – anh đau lòng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh