Những con gấu trúc khổng lồ cuối cùng của châu Âu yếu đến nỗi không thể ăn tre
Một nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp chí Cổ sinh vật học có xương sống cho biết nguồn gốc của loài gấu trúc toàn cầu và nguyên nhân nó bị tuyệt chủng.
Loài vật "yêu hòa bình" hàng top trong thế giới động vật: Không ưa xô xát, "tỉ thí" bằng cách so kè một thứ / Top 10 loài động vật kỳ lạ hiện còn sinh sống trên Trái Đất
Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra những chiếc răng đã được lưu giữ trong khoảng 40 năm, họ phát hiện ra rằng hóa thạch này thuộc về một loài gấu trúc cổ đại chưa từng thấy ở châu Âu. Loài mới phát hiện, là họ hàng gần của gấu trúc khổng lồ hiện đại, đã lang thang trên lục địa khoảng 6 triệu năm trước và có thể là loài cuối cùng của loài gấu trúc châu Âu.
Những chiếc răng - một chiếc răng nanh trên và một chiếc răng hàm trên - ban đầu được khai quật vào cuối những năm 1970 từ một địa điểm ở tây bắc Bulgaria, nhưng cuối cùng chúng được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Bulgaria ở Sofia. Bình thường, các nhà nghiên cứu không để ý đến răng, nên nó bị “cất xó” hơn 40 năm. Tuy nhiên, khi nhân viên bảo tàng gần đây tình cờ phát hiện ra những chiếc răng bất thường, họ quyết định điều tra thêm.
Sau khi phân tích những chiếc răng, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng chúng thuộc về một con gấu trúc châu Âu cổ đại, nhưng hóa thạch không giống với bất kỳ chiếc răng nào khác của loài gấu trúc đã được xác định trước đây ở châu Âu. Hầu hết các loài gấu trúc châu Âu đều có răng nhỏ hơn gấu trúc khổng lồ hiện đại ( Ailuropoda melanoleuca ), có nghĩa là chúng có thể nhỏ hơn nhiều so với những người anh em họ ngày nay.
Nhưng loài mới, được đặt tên là Agriarctos nikolovi, có những chiếc răng lớn hơn nhiều so với những con gấu trúc châu Âu thông thường, vì vậy nó rất có thể có kích thước tương tự như những con gấu trúc khổng lồ ngày nay. Những chiếc răng cũng có niên đại gần đây hơn nhiều so với các hóa thạch gấu trúc châu Âu khác, một số có niên đại cách đây hơn 10 triệu năm, cho thấy rằng A. nikolovi có thể là loài gấu trúc cuối cùng sống trên lục địa.
Đồng tác giả nghiên cứu Nikolai Spassov, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Bulgaria, cho biết: “Khám phá này cho thấy chúng ta còn biết ít về tự nhiên cổ đại như thế nào. Việc loài mới từ một mẫu vật được tìm thấy vào những năm 1970 cũng chứng tỏ rằng những khám phá lịch sử về cổ sinh vật học có thể dẫn đến những kết quả bất ngờ, thậm chí cho đến ngày nay.
Mặc dù có sự tương đồng về kích thước giữa A. nikolovi và những con gấu trúc khổng lồ còn sống, loài mới được mô tả không phải là tổ tiên trực tiếp của chi hiện đại, nhưng nó là họ hàng ruột thịt. Tuy nhiên, loài mới này có thể sống trong một môi trường sống rất khác với gấu trúc ngày nay.
Những chiếc răng hóa thạch ban đầu được tìm thấy trong các mỏ than đá, phần nào đã nhuộm màu đen cho những chiếc răng của loài gấu này. Thành phần than tại khu vực này cho thấy đây từng là một khu rừng đầm lầy. Điều này có nghĩa là A. nikolovi có thể đã có một chế độ ăn uống đa dạng hơn nhiều so với loài gấu trúc hiện đại, ăn nhiều loại thực vật mềm hơn là chỉ ăn một loại thực vật, chẳng hạn như tre mà gấu trúc hiện đại thường ăn.
Điều thú vị là hệ tiêu hóa của gấu trúc khổng lồ dường như có khả năng chế biến thịt, giống như các loài gấu khác, nhưng chúng vẫn tuân theo một chế độ ăn chay nghiêm ngặt.
Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng, gấu trúc khổng lồ chuyển sang chế độ ăn tre vì chúng bị các loài gấu khác lấn át. Các nhà nghiên cứu cho rằng, A. nikolovi cũng có thể đã phải đối mặt với những áp lực tiến hóa tương tự để áp dụng chế độ ăn chay, vì răng của nó yếu hơn nhiều so với răng của gấu trúc hiện đại, có nghĩa là chúng có thể thậm chí không thể gặm tre, chứ đừng nói đến thứ cứng như xương động vật.
Các tác giả nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng A. nikolovi cuối cùng có thể đã bị xóa sổ vì biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống và chế độ ăn uống của chúng.
Spassov nói: “Có khả năng biến đổi khí hậu vào cuối kỷ Miocen (23 triệu đến 5,3 triệu năm trước) ở miền nam châu Âu đã có tác động tiêu cực đến sự tồn tại của loài gấu trúc châu Âu cuối cùng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, A. nikolovi có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trước một sự kiện xảy ra cách đây khoảng 6 triệu năm: "khủng hoảng độ mặn Messinian", khi Biển Địa Trung Hải gần như khô cạn hoàn toàn, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các hệ sinh thái trên cạn. Các khu rừng đầm lầy của gấu trúc cổ đại có thể trở nên khô hơn và ấm hơn nhiều, khiến cây cối khó phát triển và có thể khiến gấu trúc chết đói.
Nhóm nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về việc A. nikolovi và các loài gấu trúc châu Âu đã tuyệt chủng khác có liên quan như thế nào với gấu trúc khổng lồ và gấu trúc châu Á cổ đại.
Hiện vẫn chưa rõ liệu gấu trúc có nguồn gốc từ châu Á và di cư sang châu Âu hay ngược lại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng gấu trúc có nguồn gốc từ châu Âu vì bằng chứng hóa thạch cho thấy những thành viên lâu đời nhất của nhóm gấu này được tìm thấy ở châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Từ Hi Thái Hậu khi còn trẻ có dung nhan ra sao?
Cột tin quảng cáo
Những chú gấu trúc khổng lồ cuối cùng của châu Âu không thể gặm được tre, món ăn phổ biến của gấu trúc hiện nay.