Những cuộc chiến dài nhất lịch sử nhân loại
Hình ảnh thanh bình hiếm có của Afghanistan khi chưa xảy ra chiến tranh / Cận cảnh cuộc ác chiến tranh giành lãnh thổ cực kỳ khốc liệt của báo đốm
Chiến tranh mà không một ai bị chết (335 năm)
Kỷ lục dài nhất về thời gian thuộc về cuộc chiến giữa Hà Lan và quần đảo Scilly (vài chục hòn đảo nhỏ ngoài khơi cực nam nước Anh, cách bờ biển Cornwall 40 km - hiện là nơi sinh sống của hơn 2.000 người), kéo dài hơn 3 thế kỷ, cụ thể là 335 năm nhưng không bên nào bị thiệt hại.
Trong cuộc Nội chiến thứ hai ở Anh, chính nơi đây là thành trì chính của những người theo chủ nghĩa bảo hoàng (ủng hộ Nhà Vua) ở phía tây của đất nước. Họ đã bị phản đối bởi những người ủng hộ Quốc hội, do Oliver Cromwell đứng đầu. Sau khi Cromwell chiếm được toàn bộ lục địa Cornwall, những người bảo hoàng đã di chuyển đến đảo Scilly, nơi đóng trụ sở hạm đội của họ.
Chiến tranh Hà Lan - quần đảo Scilly là cuộc chiến tranh dài nhất nhưng không đổ máu; Nguồn: x-files. |
Năm 1648, giành được độc lập từ Tây Ban Nha, Hà Lan tham gia vào liên minh với những người người ủng hộ Quốc hội. Tuy nhiên, hạm đội bảo hoàng bắt đầu cuộc chiến chống lại họ trên biển, cướp bóc và phá hủy các tàu của Hà Lan. Ba năm sau, một phái đoàn Hà Lan do Đô đốc Martin Tromp dẫn đầu đến quần đảo, yêu cầu những người bảo hoàng bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra cho thương mại Hà Lan, tuy nhiên, đã bị từ chối và viên đô đốc tuyên chiến. Vào thời điểm đó, từ quần đảo Scilly, Cromwell đã chiếm được toàn bộ nước Anh, và không chiến đấu với đồng minh.
Tuy nhiên, gần như ngay sau đó, những người người ủng hộ Quốc hội buộc hạm đội bảo hoàng phải đầu hàng. Người Hà Lan đã không kịp bắn một phát nào vào kẻ thù. Do sự lộn xộn chính trị trong những năm đó, hòa bình với Scilly không bao giờ được thiết lập. Theo thời gian, vấn đề đơn giản là bị lãng quên.
Chỉ đến năm 1985, các nhà sử học của Scilly, khi nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, đã phát hiện ra rằng quần đảo, một phần của nước Anh với các quyền tự trị khá rộng rãi, đang có chiến tranh với Hà Lan. Hòa bình được vãn hồi một năm sau đó. Như vậy, cuộc chiến giữa quần đảo Scilly và Hà Lan trở thành cuộc chiến không đổ máu và kéo dài nhất trong lịch sử loài người.
Chiến tranh mà Carthage bị hủy diệt (118 năm)
Chiến tranh Punic kéo dài 118 năm có thể được coi là cuộc xung đột quân sự dài thứ hai trong lịch sử nhân loại - các trận chiến đấu thực sự ác liệt kéo dài 43 năm. Thời gian còn lại, cuộc xung đột trầm lắng hơn - với nạn cướp biển, chia cắt các bộ tộc thù địch với nhau và liên tục tranh giành lãnh thổ từ tay kẻ thù. Mọi chuyện bắt đầu từ việc La Mã giành quyền thống trị toàn bộ Địa Trung Hải. Carthage - một cường quốc thương mại hùng mạnh - tất nhiên không đồng ý với điều đó.
Hậu quả của chiến tranh Punic là Carthage bị hủy diệt, khoảng 1 triệu người chết; Nguồn: x-files. |
Cả hai nước đều có thế mạnh riêng - Rome có một quân đội, chủ yếu bao gồm những người tự do, trong khi phần lớn quân đội Carthage là lính đánh thuê, nhưng Carthage có một hạm đội hùng mạnh và ngân khố dồi dào. Đợt chiến đấu ngắn nhất trong số ba đợt của chiến tranh Punic, là đợt thứ ba (149-146 trước Công Nguyên - TCN) mà hậu quả là Carthage đã bị hủy diệt. Trong 118 năm chiến tranh, ở cả hai phía (tính cả dân thường) khoảng 1 triệu người đã chết - con số này là rất lớn đối với thế giới Cổ đại.
Chiến tranh Thế kỷ (116 năm)
Chiến tranh Thế kỷ kéo dài bao lâu? 100 năm có vẻ là một câu trả lời hợp lý…, nhưng không chuẩn. Bởi vì nó kéo dài trong 116 năm với những gián đoạn ngắn (ví dụ, để chống lại bệnh dịch hạch), chỉ ngắn hơn một chút về thời gian so với cuộc chiến giữa Rome và Carthage. Đến năm 1337, mâu thuẫn lớn đã tích tụ giữa Anh và Pháp, và vì cả hai cường quốc đều là những nhà lãnh đạo khu vực, có quân đội hùng mạnh, có số lượng đồng minh đáng kể, nên chiến tranh giữa họ gần như không thể tránh khỏi.
Cán cân sức mạnh lúc nghiêng về bên này, lúc nghiêng về bên kia, các bên tham chiến kết thúc và giải tán các liên minh ... Kết quả là, nước Anh, kiệt quệ hơn vì chiến tranh, buộc phải chấp nhận thất bại, mất gần như tất cả tài sản (ngoại trừ thành phố Calais) ở Pháp, mà nước này đã sở hữu từ thế kỷ 12. Tuy nhiên, một hiệp ước hòa bình giữa hai cường quốc đã không được ký kết ngay sau năm 1453, khi chiến tranh chính thức kết thúc. Người Anh không mất hy vọng được trả lại tài sản ở Pháp, nhưng họ không bao giờ làm được.
Anh và Pháp từng đánh nhau giành ngôi vương; Nguồn: x-files. |
Chỉ đến năm 1801, các quốc vương Anh mới từ bỏ yêu sách của họ đối với ngai vàng của Pháp. Con số chính xác nạn nhân của cuộc chiến tàn sát kéo dài hơn một thế kỷ khó có thể tính được. Chỉ riêng dân số của Pháp đã giảm một nửa - từ 12 xuống 6 triệu người. Đúng là nguyên nhân không chỉ do chiến tranh mà còn do các cuộc nổi dậy khắp nơi và dịch bệnh tàn khốc. Các nhà sử học ước tính thiệt hại về con người của cả hai bên vào khoảng 10 triệu người.
Người Hy Lạp chống người Ba Tư (50 năm)
Một cuộc xung đột quân sự khác của thế giới cổ đại, giữa người Hy Lạp và người Ba Tư, kéo dài trong 50 năm - từ 499 đến 449 TCN, với những gián đoạn ngắn.
Ba Tư vào thời đó là một quốc gia hùng mạnh đã chinh phục nhiều dân tộc, không có lí do gì để Hy Lạp là nước duy nhất không bị chinh phục. Có vẻ như các tỉnh thành bị chia cắt sẽ không thể chống lại sức mạnh của Ba Tư đầy kinh nghiệm chinh chiến. Tuy nhiên, sau những thành công cục bộ, người Ba Tư bất ngờ chịu thất bại nặng nề; người Hy Lạp được truyền cảm hứng đã đoàn kết nhất trí hành động chống lại kẻ thù chung.
Trong cuộc chiến, người Hy Lạp đã được giúp đỡ bởi lòng dũng cảm phi thường của Hoàng đế Leonidas và 300 người Sparta của ông (đã chết tại Thermopylae), sự sắc sảo của các thủ lĩnh cầm quân. Trong trận chiến Salamis, Themistocles Athen đã kích động người Ba Tư tấn công hạm đội Hy Lạp đang chuẩn bị bỏ chạy. Người Hy Lạp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xông vào trận chiến một mất một còn, và họ đã đánh bại một kẻ thù mạnh hơn nhiều. Cũng phải kể đến sự may mắn - vận may đã mỉm cười họ, khi ở Cape Artemisium, một cơn bão đã đánh chìm 200 tàu Ba Tư.
Nước Hy Lạp đã chiến thắng vang dội trước Ba Tư hùng mạnh; Nguồn: x-files. |
Kết quả là Ba Tư bị mất tài sản trên bờ biển Aegean, Biển Đen và buộc phải công nhận nền độc lập của các vùng đất đã chiếm đoạt trước đó, còn Hy Lạp đang chờ đợi một sự trỗi dậy chưa từng có. Mặc dù chiến tranh chính thức kết thúc sau nửa thế kỷ giao tranh, nhưng người Hy Lạp và người Ba Tư liên tục can thiệp vào công việc của nhau. Mọi chuyện cuối cùng chỉ kết thúc vào năm 330 TCN, khi Alexander Đại đế chinh phục Đế chế Ba Tư.
Chiến tranh thảm sát ở Guatemala (36 năm)
Với sự hỗ trợ của Mỹ, một nhóm sĩ quan trẻ đã tổ chức một cuộc đảo chính tại quốc gia Mỹ Latin Guatemala và nội chiến đã nổ ra ở đó. Những người chống đối đã bị giết, hoặc bỏ trốn khỏi đất nước, hoặc trở thành người đứng đầu lực lượng cách mạng. Nhiều người da đỏ Maya cũng tham gia quân nổi dậy. Sau đó, các chủ đồn điền lớn có nguồn gốc châu Âu, cũng như các những người mang dòng máu lai ủng hộ chính phủ, đã tiến hành một cuộc diệt chủng thực sự đối với người dân bản địa; phá hủy làng mạc, chiếm đất đai.
Cuộc nội chiến 36 năm gây nhiều tang tóc cho người dân Guatemala; Nguồn: x-files. |
Các nhà chức trách đã tạo ra một loại "đội tử thần" từ các cư dân địa phương - họ có quyền thẩm vấn, tra tấn và giết tất cả những ai bị nghi ngờ là đã giúp đỡ phiến quân. Mặc dù vậy, phong trào giải phóng ngày càng phát triển.
Năm 1990, quân nổi dậy hoạt động trên 2/3 lãnh thổ đất nước, ở một số nơi chúng chiếm các thành phố, làng mạc và thành lập các cơ quan quản lý. Cuối cùng, các nhà chức trách Guatemala đã nhận ra rằng một giải pháp quân sự cho cuộc xung đột là không thể.
Trải qua các cuộc đàm phán lâu dài, hòa bình đã được ký kết vào năm 1996. Trong cuộc nội chiến kéo dài này, khoảng 200.000 người (đa số là người Maya) đã thiệt mạng, và khoảng 150.000 người khác mất tích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Vị mãnh tướng có cái chết tức tưởi nhất Tam Quốc, bị 1 kẻ ‘tôm tép’ hạ theo cách khó ai tin nổi
'Sốc' trước lý do Quan Vũ được cả cảnh sát lẫn xã hội đen Hong Kong thờ phụng, fan Tam Quốc chục năm chưa chắc đã biết
Hé lộ lời tiên tri của Gia Cát Lượng về Võ Tắc Thiên, cả thế giới 'sốc' khi biết được mối quan hệ hai người
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg