Những hình xăm cổ đại mang lời nguyền chết chóc
Giải mã hình xăm thiên thần trên xác ướp 1.300 tuổi / Cận cảnh 61 hình xăm trên xác ướp người băng Otzi
Những hình xăm có mặt đầu tiền trên thế giới
Những hình xăm đầu tiên được biết đến nằm trên cơ thể của những xác ướp được bảo quản tự nhiên thường được gọi là "Người đá Ötzi".
Xác ướp đông lạnh này được phát hiện tại khu vực biên giới Italy - Áo năm 1991, niên đại khoảng 5.200 năm tuổi.
Có khoảng 57 hình xăm khác nhau trên các xác ướp, bao gồm dấu chấm, thánh giá nhỏ, và đường thẳng.
Các hình xăm phân bố có vẻ ngẫu nhiên, một số dấu chấm và thánh giá ở dưới thắt lưng, một số đường thẳng phía trên thận, và một số đường song song trên mắt cá chân của xác ướp.
Một hình xăm chữ thập trên đầu gối của Ötzi (trái). Các nhà nghiên cứu lấy mẫu từ hông của người đá năm 2014 (phải). (Ảnh: Samadelli Marco/EURAC).
Hình xăm của Ötzi có thể đã có một chức năng trị liệu vì những khu vực mà hình xăm được tìm thấy tương ứng với các khu vực thoái hóa.
Một giả thuyết được đặt ra là người chữa bệnh theo lối cổ đã tạo các vết rạch trên da ở khu vực bị đau, đắp dược liệu lên vết thương, và sau đó đốt nó bằng một dụng cụ kim loại hơ nóng.
Kết quả là dược liệu hóa than ngấm vào các vết sẹo tạo thành hình xăm.
Đây là phương pháp điều trị đau thấp khớp đã được người Berber ở khu vực miền núi phía Bắc châu Phi sử dụng trong nhiều thế kỷ.
Xăm hình Ai Cập
Một ví dụ khác về việc sử dụng các hình xăm của người cổ đại có thể được tìm thấy trong các nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Cơ thể và chân tay của một số bức tượng nhỏ có niên đại khoảng 4000 - 3500 trước Công nguyên được trang trí với các hình xăm.
Ngoài ra, một số phụ nữ được vẽ trong các khu mộ cũng cho thấy là đã có hình xăm.
Bằng chứng rõ nhất về hình xăm ở thời Ai Cập cổ đại là từ nhiều xác ướp phụ nữ khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Trước khi khám phá ra Ötzi, đây là những hình xăm đầu tiên được biết trên cơ thể người thật.
Gần đây, học giả người Úc Roger Bayard tại đại học Adelaide đã thu hút sự chú ý của dư luận sau khi đề cập tới một loại hình xăm kỳ bí sáng tạo trên câu chuyện về một người gốc Ailen nổi loạn tên là Ned Kelly.
Theo ông những người mang hình xăm này thường có xu hướng chết một cách bạo lực hơn so với những người thường khác.
Những hình xăm có thật sự mang lại tai họa?
Tại Nga, cách đây vài năm có một người đàn ông thích xăm con số 13 trên ngón tay út.
Nhưng kể từ khi mang hình xăm này, ông ta liên tục gặp phải nhiều thất bại trong cuộc sống như tự nhiên phát bệnh, vợ bỏ, con trai nghiện rượu, gặp khó khăn về tài chính...
Tình trạng khốn khó này của gia đình ông cứ diễn ra suốt một thời gian không chấm dứt.
Sau đó, trong một lần gặp gỡ một người bạn, người đàn ông này có than vãn với bạn về cuộc sống khó khăn mà mình đang gặp phải, thì người bạn này vô tình cầm lấy tay ông ta chỉ vào con số 13 được xăm trên ngón tay út mà bảo rằng: “Biết đâu tại hình xăm này thì sao.
Người ta tin rằng con số 13 mang lại bất hạnh.” Sau đó trở về nhà, người đàn ông này cũng suy nghĩ lắm về hình xăm con số 13 và không lâu sau đó, ông ta quyết định xóa nó đi.
Và điều kỳ lạ là, sau khi đã xóa hình xăm này đi, cuộc sống của người đàn ông này lại bắt đầu gặp đầy may mắn như tìm được tình yêu mới, nhận được một khoản tiền thừa kế kếch xù từ một người ông quá cố.
Một câu chuyện khác được ông Bayard chứng kiến để minh chứng cho sự tồn tại của những hình xăm xui xẻo.
Có một cô gái trẻ háo hức hùa theo chúng bạn đi xăm một hình thù kỳ quái trên người. Cô không hề biết ý nghĩa là hình xăm đó là gì.
Một năm sau khi xăm mình, cô bị mất việc, con bị chết non, chia tay với chồng và bị cưỡng hiếp... Mọi điều bất hạnh cứ theo nhau ập đến khiến cô muốn tự tử.
Nhưng tình cờ, cô biết rằng thứ cô xăm trên người có nghĩa là “con quỷ”. Ngay sau đó, cô liền xóa hình xăm đó đi và thay bằng một hình xăm khác thì mọi chuyện lại trở nên tốt đẹp hơn.
Còn vào thời kì trung cổ, những hình xăm được ra đời không nhằm mục đích trang trí hoặc như là một bùa hộ mệnh như ngày nay, nhưng nó cũng mang lại không ít những bất hạnh cho những người mang nó và người thân của họ.
Hình xăm trên tay
Những người mang hình xăm vào thời bấy giờ thường là những phạm nhân mang trong mình những tội danh như trộm cắp, hiếp dâm hay gái làng chơi.
Những tù nhân khi bị mắc vào những trọng tội trên thường bị xăm lên cánh tay hoặc lên trán như một dấu hiệu để nhận biết.
Điều này khiến cho những người đã mắc tội sẽ phải sống một cuộc sống tủi nhục cho đến chết và bị xã hội khinh rẻ.
Thay vì dùng kim để xăm hình, các nạn nhân bị xăm bằng những dụng cụ sắc nhọn khác như lưỡi dao, mảnh thủy tinh hay dây sắc.
Màu sắc của hình xăm cũng không phong phú như ngày nay, mà họ dùng nước béo hay nước tiểu trẻ con, mực viết để tô màu cho hình xăm.
Điều này đã gây nên nhiễm trùng ở một số tù nhân bị xăm hình và ảnh hưởng khá nặng nề đến sức khỏe của họ sau này.
Vào khoảng đầu thế kỷ XX, tại Krakow, Ba Lan, sở Y Pháp thuộc đại học Jagiellonian đã có một chương trình nghiên cứu về các hình xăm của tù nhân.
Theo báo cáo của Sở Y Pháp này, những tù nhân bị xăm hình, sau khi chết, người nhà của họ sẽ phải đem miếng da có hình xăm đó về nhà. Hình xăm đó được bỏ vào lọ và bảo quản trong dung dịch Formaldehyde.
Việc mang hình xăm của người chết về nhà không khác gì một đòn cảnh cáo với cả gia đình phạm nhân, nó khiến những gia đình phải chứa những mảnh da này không thể che giấu quá khứ có người thân phạm tội của mình.
Vào thời kì lúc bấy giờ, hình thức cắt hình xăm trên da tử tù bỏ vào lọ là một hành động nặng nề nhất.
Nó thể hiện sự trừng phạt khủng khiếp và người ta tin rằng, những ai bị giữ lại mảnh da xăm hình đó sẽ không được siêu thoát vì thân xác vẫn chưa đầy đủ và ngàn năm sau vẫn bị chôn vùi dưới lòng đất sâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng